Offcanvas Section

You can publish whatever you want in the Offcanvas Section. It can be any module or particle.

By default, the available module positions are offcanvas-a and offcanvas-b but you can add as many module positions as you want from the Layout Manager.

You can also add the hidden-phone module class suffix to your modules so they do not appear in the Offcanvas Section when the site is loaded on a mobile device.

Như chuyện nắng mưa…

Bà con mình dễ dàng nhớ và trích lời thơ của Hồ Dzếnh “Nắng mưa là bệnh của trời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Nói tới ‘Yêu’, người ta hay nghĩ ngay tới tình yêu trai gái, nhưng Tình yêu có rất nhiều dạng thức trong đời chúng ta.

Tình yêu là món quà lớn nhất mà chúng ta từng hy vọng để cho đi hoặc nhận lại. Tình yêu là một thứ mà có thể vượt qua rất nhiều những thời điểm khó khăn, mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Tình yêu thật mạnh mẽ – nó có thể làm cái nhíu mày trở thành tiếng cười. Nó có thể giúp hàn gắn trái tim tan vỡ nhất. Nó thậm chí có thể biến tất cả những xấu xí trên thế giới, thành một bức chân dung đẹp, mà chúng ta có thể đã từng thích thú ngắm nhìn. Thánh Kinh tả “Tình yêu mạnh hơn sự chết” !

Những trang sử hào hùng

Trước hết, mời bà con đọc một đoạn giới thiệu tổ tiên dân Việt ta oai hùng như sau :

“Khoảng 2879 năm trước Tây lịch (và ta hãy cộng thêm con số 2018 của niên lịch hôm nay sẽ có được 4897 năm.) Vào cái thời đó, có một người tên là Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ, lập quốc trên vùng châu thổ sông Dương Tử, Trung Hoa, lãnh đạo giống người Lạc Việt tối cổ. Đó là tổ tiên, là cội rễ, là root của dân tộc ta hôm nay.”

Truyền thuyết cũng kể thêm chi tiết ngọn nguồn rằng Đế Minh (là cháu 3 đời vua Thần Nông) đi tuần thú phương Nam, lấy được bà Vụ Tiên (giống Tiên) sinh ra Lộc Tục, sau được cho làm vua phương Nam, tức Kinh Dương Vương (còn Đế Nghi là con trưởng thì làm vua phương Bắc). Vua Kinh Dương Vương lấy bà Long Nữ (giống Rồng) con gái chúa Động Đình Hồ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân (thế là đích thực con Rồng, cháu Tiên=theo họ mẹ và bà ngoại, vì thời đó theo chế độ mẫu hệ).

Đếm mốc Thời Gian

Đời người thường được quan niệm là quá vắn vỏi : “Trăm năm thì ngắn, một ngày dài ghê”! Và nhà thơ Cao bá Quát đã một lần than thở :”Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy đã nực cười”. Nhà Phật mang thuyết ‘vô thường ‘ ra để nhắc bảo ta rằng đời sống chỉ là ‘sắc sắc không không’. Còn kinh thánh bên Công Giáo thì dạy rằng Chúa là chủ tể của thời gian : Ngài muốn chúng ta làm quản lý cho khéo ngày tháng đang sống, và cũng nhắc thời giờ trên trần rất giới hạn; trong khi một ngàn năm trước mặt Chúa chỉ như một khoảnh khắc.

Mở lại lịch sử nhân loại, dựa vào thời tiết đổi thay, người ta đã biết chia ra các mùa, theo vòng tròn 365 ngày, kể là một năm. Rồi phân một năm ra 12 tháng. Bắt đầu từ thời La Mã cổ, với triều đại Pompilius vào khoảng 700 năm trước tây lịch. Sau đó hoàng đế Caesar sửa lại cho được rõ ràng chi tiết hơn.


Vào đề :

Chúng ta bảo là truyện dài vì năm tháng đã dài từ ngày ngài lìa trần. Danh sách những người lên tiếng làm nhân chứng về ngài cũng dài lắm. Mà khi đọc báo chí ta thấy những trang mang bảng tạ ơn ngài cũng thật dài. Và hiện nay, trong tiến trình xin phong thánh, hàng trăm hàng ngàn người đang ngóng chờ tin vui.

Đôi hàng tiểu sử : Ngài sinh đúng ngày tết dương lịch ngày 1 tháng 1 năm 1897, tại Cồn Phước, Chợ Mới, An Giang. Cha mẹ lấy tên Thánh Phan xi cô Xavier đặt cho con. Mẹ ngài mất lúc ngài mới lên 7, sau đó theo cha lên xứ Campuchia làm ăn sinh sống, rồi cha ngài tục huyền ngay năm sau.

Lúc nhỏ đã tỏ ra hiền lành, nên cha ngài trao con cho cha Phê rô Tiền đưa vào chủng viện Cù lao Giêng chuẩn bị tu học làm Linh mục. Sau đó lên Nam Vang theo đại chủng viện, rồi chịu chức năm 1924. Công tác đầu tiên là phục vụ với tư cách cha phó tại họ đạo Hố Trư (cũng ở Campuchia). Năm 1927 ngài về Việt Nam dạy chủng viện, rồi ra coi họ đạo Tắc Sậy từ năm 1930. Ngài hăng say truyền giáo, lập thêm khá nhiều họ đạo nhánh.

Uwe Siemon-Netto và Chiến Tranh Việt Nam

Cuốn sách nguyên bản dày 306 trang với tựa đề "Duc, der Deutsche – Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten", đã từng được các dịch giả Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền dịch lại với tựa đề "Vinh Quang của sự Phi Lý – Tình yêu của một phóng viên cho dân tộc Việt Nam bị bỏ rơi“, do chính tác giả

Nam Đan - Tản văn thứ Sáu

Mưa chiều thứ Bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông... [1]

Có những lúc tôi không muốn làm gì cả, chỉ muốn ngồi thừ ra cho hết ngày, thậm chí cho hết đời, nhất là trong những chiều mưa như hôm nay, chiều thứ Bảy, thì hai câu thơ ấy lại hiện về với tôi. Không hẳn là buồn chán, không hẳn vì một lý do rõ rệt nào cả, không dưng thời tiết của tâm hồn con người có chút gì không ổn. Không dưng, nó chùng xuống.

A - Vào đề:

Trước hết, trong tiết mục ra mắt bà con với tên ‘đời Tha Hương’ hiện tại, ai cũng hiểu ngầm đây cũng là thời buổi A còng (@): khắp nơi rộn ràng, nào là với Internet, Cell phôn, Facebook, Email, Texting... Văn minh đã lên mức cao điểm. Nhưng rồi kéo theo bao thứ phức tạp đến chóng mặt. Mọi sự đều phải đi vào cái trật tự ‘toàn cầu’, từ xã hội tới kinh tế, tài chính cũng như văn hóa. Chẳng cá nhân hay quốc gia nào dám đứng lẻ loi một mình. Bằng không sẽ bị đè bẹp và đánh bật ra ngoài lề cuộc sống.

Wir nutzen Cookies auf unserer Website. Einige von ihnen sind essenziell für den Betrieb der Seite, während andere uns helfen, diese Website und die Nutzererfahrung zu verbessern (Tracking Cookies). Sie können selbst entscheiden, ob Sie die Cookies zulassen möchten. Bitte beachten Sie, dass bei einer Ablehnung womöglich nicht mehr alle Funktionalitäten der Seite zur Verfügung stehen.