Offcanvas Section

You can publish whatever you want in the Offcanvas Section. It can be any module or particle.

By default, the available module positions are offcanvas-a and offcanvas-b but you can add as many module positions as you want from the Layout Manager.

You can also add the hidden-phone module class suffix to your modules so they do not appear in the Offcanvas Section when the site is loaded on a mobile device.

Năm vị tu sĩ này bị tử đạo ở Georgia vì họ chống đối chế độ đa thê trong hôn nhân Kitô Giáo.

Vào năm 1565 Tây Ban Nha thiết lập một vị trí phòng thủ và khu quân sự ở St. Augustine, Florida. Cha Pedro de Corpa từ Tây Ban Nha đến Florida năm 1587 và trong cùng năm đó ngài đi truyền giáo cho người Guale ở Georgia.

Cha Pedro làm việc ở Tolomato (gần Darien hiện nay) là nơi ngài giúp nhiều người Guale trở lại đạo và giúp vị tù trưởng điều hành ngôi làng Kitô Giáo này. Juanillo, con trai vị tù trưởng, sa vào đường đa thê và được khuyên nên từ bỏ. Hắn từ chối và công khai khước từ cũng như bị tước quyền kế vị cha mình. Juanillo bỏ đi, nhưng thực ra là để tìm cách trả thù các tu sĩ. Vài ngày sau đó họ giết Cha Pedro vào ngày 13-9-1597.

Ðức Cyprian là một tổng hợp của sự nhân từ và can đảm, của hăng hái và điềm tĩnh. Ngài vui vẻ nhưng nghiêm nghị nên dân chúng không biết là nên quý mến hay tôn trọng ngài hơn.

Thánh Cyprian góp phần quan trọng trong sự phát triển tư duy và tập tục Kitô Giáo trong thế kỷ thứ ba, nhất là ở bắc Phi Châu.

Là một người được giáo dục rất kỹ lưỡng và có tài hùng biện, ngài trở lại Kitô Giáo khi đã trưởng thành. Ngài phân phát tài sản cho người nghèo, và trước khi chịu Rửa Tội ngài đã làm mọi người kinh ngạc khi thề giữ đức khiết tịnh. Trong vòng hai năm ngài được thụ phong linh mục và được chọn làm Giám Mục Carthage (gần Tunis bây giờ), trái với ý của ngài.

Ngay khi còn sống Thánh Tôma Villanova đã được gọi là "người bố thí" và "cha của người nghèo."

Thánh Tôma sinh ở Castile Tây Ban Nha, và tên Villanova là thành phố nơi ngài lớn lên. Ngài được giáo dục rất chu đáo ở Ðại Học Alcala và trở nên một giáo sư triết của đại học này.

Sau khi gia nhập dòng Augustine ở Salamanca ngài được thụ phong linh mục và tiếp tục dạy học, mặc dù ngài hay đãng trí và kém trí nhớ. Ngài làm tu viện trưởng và bề trên tỉnh dòng, và là người đầu tiên gửi các cha Augustine đến Tân Thế Giới. Ngài được hoàng đế đề nghị làm tổng giám mục ở Granada, nhưng ngài từ chối. Và khi tòa giám mục trống ngôi thì ngài lại bị áp lực phải chấp nhận. Số tiền ngài được hưởng để sắm sửa cho tòa giám mục thì ngài đã tặng cho một bệnh viện. Ngài giải thích "Khi dùng tiền cho người nghèo ở bệnh viện thì đó là việc phục vụ Chúa tốt đẹp hơn. Một tu sĩ khó nghèo như tôi thì muốn bàn ghế để làm gì?"

Cha Phêrô Claver (thánh quan thầy công việc truyền giáo cho người nô lệ da đen) tự nhận mình là "người nô lệ muôn đời của người da đen." 

Là người gốc Tây Ban Nha, Phêrô Claver -- một người trẻ thuộc dòng Tên -- đã từ bỏ quê nhà vĩnh viễn vào năm 1610 để trở nên nhà truyền giáo ở Tân Thế Giới. Ngài đi thuyền đến Cartagena (bây giờ thuộc Colombia), là một hải cảng sầm uất ở bờ biển Caribbean. Ngài thụ phong linh mục ở đây vào năm 1615.

Vào lúc đó, việc buôn bán nô lệ đã được thịnh hành ở Mỹ Châu khoảng 100 năm, và Cartagena là trung tâm. Hàng năm, có đến mười ngàn người nô lệ từ Tây Phi Châu đổ về hải cảng này sau khi vượt biển Atlantic trong những điều kiện tệ hại và bất nhân đến nỗi có đến một phần ba đã chết trong cuộc hành trình. Mặc dù việc buôn bán nô lệ bị Ðức Giáo Hoàng Phaolô III lên án và sau này Ðức Piô IX gọi là "hành động vô cùng ghê tởm", nhưng nó vẫn phát đạt.

"Ngài là bông hoa trong cánh đồng mà từ đó đã nẩy sinh hoa huệ quý nhất vùng châu thổ. Qua sự sinh hạ của ngài, bản chất mà chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ đã thay đổi." (st. Augustin)

Giáo Hội mừng kính ngày sinh nhật Ðức Maria từ thế kỷ thứ sáu. Ngày sinh nhật được chọn trong tháng Chín vì Giáo Hội Ðông Phương bắt đầu niên lịch phụng vụ từ tháng Chín. Ngày tám là vì lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội là ngày 8 tháng Mười Hai (chín tháng trước).

Kinh Thánh không đề cập gì đến việc sinh hạ Ðức Maria. Tuy nhiên, bản văn mà người ta cho là phúc âm nguyên thủy của Thánh Giacôbê có đề cập đến sự kiện này. Bản văn này không có giá trị lịch sử, nhưng nó cho thấy quá trình sùng đạo của Kitô hữu. Theo bản văn, bà Anna và ông Gioankim vì hiếm muộn nên cầu xin cho được một đứa con. Họ được hứa cho một người con, mà trẻ này sẽ giúp hình thành kế hoạch cứu chuộc trần gian của Thiên Chúa. Câu truyện trên (cũng như nhiều câu truyện khác trong phúc âm) cho thấy sự hiện diện quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc đời Ðức Maria ngay từ đầu.

Sự phục vụ người nghèo đã dạy cho Frederick những điều về Thiên Chúa mà ngài không thể tìm thấy ở bất cứ đâu khác.

Vì tin tưởng ở giá trị vô cùng của mỗi một con người, Frederick đã phục vụ người nghèo ở Balê và đã lôi cuốn những người khác phục vụ người nghèo trên thế giới. Qua tổ chức St. Vincent de Paul, công việc của Chân Phước Frederick còn tiếp tục cho đến ngày nay.

Frederick là con thứ năm trong 14 người con của ông bà Jean và Marie Ozanam, và là một trong ba người còn sống cho đến tuổi trưởng thành. Khi là thiếu niên, anh nghi ngờ tôn giáo của mình. Việc đọc sách thánh và cầu nguyện dường như không giúp ích gì, nhưng sau những lần thảo luận với Cha Noirot của Ðại Học Lyons đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề.

Frederick muốn học về văn chương, mặc dù cha anh, một bác sĩ, muốn anh trở thành một luật sư. Frederick vâng theo ý cha và năm 1831 anh đến Balê học luật tại đại học Sorbonne. Khi một vài giáo sư chế nhạo giáo huấn Công Giáo trong các bài giảng, Frederick lên tiếng bảo vệ Giáo Hội.

Sự cầu nguyện, yêu thương người nghèo cũng như say mê nghệ thuật là đặc điểm cuộc đời Claudio. Ngài đã can đảm đối phó mọi trở ngại, phản ánh sự độ lượng, đức tin và niềm vui mà ngài học được từ Thánh Phanxicô Assisi.

Sinh ở Santa Lucia del Piave gần Venice, nước Ý, Claudio là con út trong gia đình chín người con và họ quen với công việc đồng áng thật vất vả. Năm lên chín anh mồ côi cha. Sáu năm sau, anh bị động viên vào quân đội Ý, là nơi anh phục vụ trong ba năm.

Vì có tài trong lãnh vực nghệ thuật, nhất là điêu khắc, nên anh theo học tại Viện Nghệ Thuật Venice và tốt nghiệp năm 1929 với điểm cao nhất lớp. Sau đó, anh đặc biệt lưu ý đến nghệ thuật tôn giáo. Khi Claudio gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn vào bốn năm sau đó, cha sở của anh viết thư giới thiệu, "Nhà dòng không chỉ tiếp nhận một nghệ nhân mà còn là một vị thánh." Sự cầu nguyện, yêu thương người nghèo cũng như say mê nghệ thuật là đặc điểm cuộc đời Claudio, nhưng tiếc thay cuộc đời ấy không kéo dài được lâu vì bệnh ung thư não. Ngài từ trần vào ngày lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và được phong chân phước năm 1994.

Mẹ Têrêsa Calcutta là một phụ nữ nhỏ bé về thể lý nhưng đã được cả thế giới nhận biết qua hành động yêu thương của Mẹ đối với những con người nghèo khổ nhất trong các người nghèo. một nghi thức của giáo hội,

Ngày 19-10-2003, chỉ sau 6 năm Mẹ qua đời, ĐGH Gioan Phaolô II đã tuyên chân phước cho Mẹ Têrêsa trước 300.000 khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô, trong đó có hàng trăm nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) mà chính Mẹ đã thành lập năm 1950 (dòng giáo phận). Ngày nay, dòng còn phát triển thêm các dòng chiêm niệm nam và nữ, có cả dòng cho các linh mục.

Trong bài giảng, ĐGH Gioan Phaolô II đã gọi Mẹ têrêsa là “một trong những nhân cách xứng đáng của thời đại chúng ta” và là “hình ảnh của người Samari nhân hậu”. Ngài nói rằng cuộc đời của Mẹ Têrêsa là “bản tuyên ngôn can đảm của Phúc Âm”.

Thánh Rosa không thành đạt được điều gì đáng kể. Nhưng ngài đã biến cuộc đời thành một nơi đầy ơn sủng của Thiên Chúa, và như Thánh Phanxicô, ngài coi cái chết như cửa ngõ dẫn đến sự sống mới.

Thánh Rosa đạt được sự thánh thiện trong cuộc đời ngắn ngủi 18 năm. Ngay từ khi còn nhỏ, Rosa đã ao ước thiết tha muốn cầu nguyện và giúp đỡ người nghèo. Khi còn trẻ, ngài đã bắt đầu hãm mình. Ngài độ lượng với người nghèo bao nhiêu thì lại khắt khe với chính bản thân bấy nhiêu. Vào lúc 10 tuổi, ngài gia nhập dòng Ba Phanxicô và không lâu sau đó, ngài đi rao giảng về vấn đề tội lỗi và sự đau khổ của Chúa Giêsu.

Thành phố Viterbo, nơi ngài sinh trưởng, đã nổi dậy chống đối đức giáo hoàng. Khi Rosa đứng về phía đức giáo hoàng chống với hoàng đế, ngài và gia đình bị đuổi ra khỏi thành phố. Cho đến khi phe bênh vực đức giáo hoàng chiến thắng ở Viterbo, Rosa mới được phép trở về. Vào năm 15 tuổi, ngài cố gắng thành lập một tu hội nhưng thất bại, sau đó ngài trở về với đời sống cầu nguyện và hãm mình tại nhà của vị thân sinh, cho đến khi lìa đời năm 1251. Rosa được phong thánh năm 1457.

"Không thể nào tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra trong thời Trung Cổ - thật lộn xộn, vô trật tự - nếu không có triều đại giáo hoàng; và nói về giáo hoàng của thời trung cổ, vị cha chung đích thực là Ðức Grêgôriô Cả." (Một sử gia Anh Giáo)

Trong cuộc đời Thánh Grêgôriô Cả, sự nghiệp sau nổi tiếng hơn sự nghiệp trước. Ngài là trưởng thánh bộ Rôma trước khi 30 tuổi. Năm năm sau đó, ngài từ chức, sáng lập sáu đan viện trên các phần đất của ngài ở Sicilia và chính ngài là một tu sĩ dòng Biển Ðức (Benedictine) ở Rôma.

Sau khi thụ phong linh mục, ngài là một trong bảy phó tế của đức giáo hoàng, và ngài còn giữ chức vụ sứ thần tòa thánh ở Constantinople, Ðông Phương. Sau đó ngài được gọi về làm đan viện trưởng, và vào lúc 50 tuổi, ngài được chọn làm giáo hoàng bởi hàng giáo sĩ và giáo dân Rôma.

Wir nutzen Cookies auf unserer Website. Einige von ihnen sind essenziell für den Betrieb der Seite, während andere uns helfen, diese Website und die Nutzererfahrung zu verbessern (Tracking Cookies). Sie können selbst entscheiden, ob Sie die Cookies zulassen möchten. Bitte beachten Sie, dass bei einer Ablehnung womöglich nicht mehr alle Funktionalitäten der Seite zur Verfügung stehen.