Offcanvas Section

You can publish whatever you want in the Offcanvas Section. It can be any module or particle.

By default, the available module positions are offcanvas-a and offcanvas-b but you can add as many module positions as you want from the Layout Manager.

You can also add the hidden-phone module class suffix to your modules so they do not appear in the Offcanvas Section when the site is loaded on a mobile device.

HỒNG KÔNG - Thứ ba, ngày 28/8/2018 -- Hàng năm dòng Thánh Phaolô ở Hồng Kông thường định kỳ 2 lần cử hành lễ tuyên khấn cho các nữ tu ở đây. Nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên với kỷ lục nhiều nhất và chỉ riêng các sơ người Việt, như là một ơn thiêng trong Năm Thánh mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Hình ảnh 12 Sơ rước nến sáng tựa như 12 Thánh tông đồ: 8 sơ vĩnh khấn và 4 sơ tiên khấn.

Xem hình ảnh

Thánh lễ diễn ra hết sức trang nghiêm, sốt sắng và cảm động. ĐGM Michael Yeung Ming Chueng chủ tế, đông đảo quý cha đồng tế, trong đó có rất nhiều linh mục người Việt từ các dòng đang phục vụ tại Hồng Kông. Đặc biệt có 6 linh mục cùng các thân nhân phụ mẫu của quý sơ từ Việt Nam đã tới Hồng Kông để tham dự Thánh lễ trọng thể này. Ngoài ra giáo dân Hồng Kông và CĐCGVN cũng góp mặt đông đủ.

8 Sơ vĩnh khấn gồm:

  • Sr Têrêsa Clara Nguyễn Thị Loan
  • Sr Anna Cecilia Trương Thị Linh
  • Sr Therese Faustina Nguyễn Thị Minh Thoa
  • Sr Anne Maria Bùi Thị Phương Trinh
  • Sr Marie Elisabeth Nguyễn Thị Sương Mai
  • Sr Marie Augustine Đỗ Thị Bích Huệ
  • Sr Anne Pauline Nguyễn Thị Kim Thoa
  • Sr Marie Assumption Phan Thị Minh Thơ


4 Sơ tiên khấn gồm:

  • Sr Têrêsa Angela Trần Thị Kim Tuyết
  • Sr Mary Thomas Trương Thị Lụa
  • Sr Annie Nguyễn Thị Dịu
  • Sr Rose Mary Đặng Thị Mai Hằng.


Họ đang tu trì và sống tận hiến thông qua việc học tập, truyền giáo, hay phục vụ và làm việc tại bệnh viện, trường học các cấp của dòng St Paul-Hồng Kông.

Cảm tạ Chúa vì hồng ân Chúa ban cho giáo hội Việt Nam, cho giáo phận Hồng Kông, những đóa hồng tươi thắm vẫn hàng ngày đang tỏa ngát hương trong khu vườn của Chúa. Xin chúc mừng quý sơ và gia đình.
 
Thúy Hoàng
 
 
Bài có liên quan
Xem hình ảnh

Kể từ năm 2016, sau khi rảo chơi các thắng cảnh ở St Peterburg (gần Largo,) tôi đã bất ngờ nhìn thấy Giaó Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và từ đó, mỗi khi có lý do phải đi qua vùng 'Tampa Bay-St Petersburg', đã trở lại nơi đây để dự lễ chuá nhật.

Ngay từ đầu tôi đã thấy ngôi nhà thờ đẹp lắm, có lẽ vì là “cuả người Việt mình” chăng? Đó là một bức tường trắng thanh thoát màu vỏ sò, nằm êm đềm dưới những rặng thông xanh mát. Ở bên ngoài ngay góc nhà thờ là một tượng đài Đức Mẹ La Vang lớn, một biểu tượng thân thương không thể thiếu cuả người Công Giáo Việt Nam, nằm giữa những cây kiểng xanh rì.

Tôi cảm xúc gọi nơi đây là một viên ngọc trai chưa được mấy người biết đến.

Qua 3 năm gặp gỡ, tôi đã chứng kiến viên ngọc này lớn lên và sáng thêm rất nhanh. Bắt đầu ở các lễ Chuá Nhật, số người ngồi chưa đầy các hàng ghế, lần sau thì đã có người phải đứng phiá sau, rối thì một mái hiên được cất lên trước nhà thờ, và … ngày nay, người ta đã phải xếp ghế trên bãi cỏ để xem lễ qua TV.

Thực ra, “ngôi nhà thờ nhỏ xinh xinh” này chỉ là một nguyện đường cuả một cộng đoàn người Việt Công Giáo mang tên là Giáo Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Largo Florida. Cái bảng ngoài đường với hai chữ “Giáo Xứ” là một sự nâng cấp từ danh xưng “Mission,” nghiã là Thí Điểm Truyền Giáo, có thể gọi nôm na là “Nhà Thờ Họ” theo cách nói thông thường ở Việt Nam.

Nhưng “ngôi nhà thờ xinh xinh” cuả người Việt Nam ta lại nằm ngay cạnh một ngôi nhà thờ lớn hơn cuả Mỹ, là nhà thờ St Matthew Catholic Church. Cho nên mỗi khi ghé thăm nơi đây, tôi không khỏi tự đặt ra cho mình một câu hỏi “Nằm cạnh một giáo xứ lớn đã có ‘căn bản’ như Gx St Matthew này, thì dù cho có sự thân thiết cách mấy đi nữa, và được chia sẻ dối dào các tiện ích có sẵn tới mấy chăng nữa, thì cái thân thế ‘mission’ cuả công đoàn Việt Nam có thể được nâng cấp thêm nữa thành Giáo Xứ không?”

Nóí như thế không có nghiã là “phân chia chủng tộc đâu”! Chỉ là một sự dĩ nhiên cuả đời thường, như thể một đứa con lớn lên rồi mà không tạo lập cho mình một gia đình mới thì vẫn chỉ là một “đứa con” trong nhà, dù cho có được gọi thêm danh vị là “cô” hay “cậu”…

Cho nên kỳ này khi có dịp đi Florida một lần nữa, tôi vui mừng nghe Cha Xứ Nguyễn Vũ Việt cho biết ngài sẽ tổ chức một lễ “làm phép” cơ sở mới cuả Giáo xứ, vào Chuá Nhật 26 tháng 8 2018.

Đây là một cơ sở đã bỏ trống cuả một hãng đặc chế xe hơi (custom made), có 2 toà nhà, một tổng hành dinh và một cơ xưởng 7 gian (bays) lớn, đằng sau là một bãi parking lớn, một hồ thoát nước lớn, và một bãi cỏ trống lớn. Tổng cộng diện tích cuả khu vực là 7 acres (gần 3 hecta.) Vị trí khu mới này nằm bên cạnh khu Flea Market nổi tiếng cuả vùng St Pertersburg là Wagon Wheel flea market, nơi có bán nhiều rau trái mà người Việt ưa thích, như rau muống măng cầu măng cụt chôm chôm soài nhãn mít vv...

Có người đã vui nhộn tự đặt tên ngôi “nhà thờ mới” cuả mình là “Flea Market Church”, “Nhà Thờ Chợ Trời”, mặc dù có lẽ phải mất thêm 5 năm nữa, theo kế hoạch xây dựng mả Cha Xứ công bố, thì mới hoàn tất xong ngôi nhà thờ mong ước.

Tuy nhiên tinh thần cuả giáo dân thì đã rất cao, nhất là Các Bà Mẹ Công Giáo, được vừa tổ chức lễ Thánh Monica trọng thể, đồng thời được dùng ngày lễ cuả hội làm cái mốc lịch sử cho việc “làm phép” khu đất mới. Đây sẽ là cái “mái ấm” cuả giáo xứ, là gia đình mà các Bà Mẹ Công Giáo là chủ.

Muà này Florida hay mưa chiều, mà mỗi lần có mưa thì người ta tránh ra đường vì hay có sét đánh, nhưng Chuá Thương, chiều hôm nay tạnh và mát, buồi lễ ‘làm phép đất’ đã diễn ra tốt đẹp.

Riêng tôi, sau 3 năm ‘làm quen’ với cộng đoàn này, bỗng nhờ một dịp ngẫu nhiên khám phá ra rằng trong số các thành viên kỳ cựu cuả cộng đoàn là nhiều người ở cùng quê bên Việt Nam: xứ đạo Thanh Xuân, Lagi, Bình Tuy. Thì ra, theo lời cuả vị đồng hương, “trái đất thật là tròn, và thật là nhỏ”.

Hy vọng sẽ còn nhiều dịp về thăm cộng đoàn nữa và sẽ mang đến cho quí độc giả nhiều phóng sự khác.
 
Trần Mạnh Trác
Mặc dù công trình xây dựng nhà thờ vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng cha quản xứ Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa không quên quan tâm, chăm sóc đến đời sống mục vụ của Giáo xứ. Cụ thể là, trong dịp mừng lễ thánh Mônica - bổn mạng của Giới Hiền mẫu của Giáo xứ, cha đã có sáng kiến tổ chức chuyến đi giao lưu sinh hoạt giữa các bà mẹ Giáo xứ Hòa Ninh- Giáo Phận Đà Lạt với Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa, cùng với đó là kết hợp đi hành hương, tham quan tại thành phố Đà Lạt vào ngày 20 đến 22 tháng 8 vừa qua.

Sáng ngày 20/8/2018, Cha quản xứ, quý thầy, quý soeurs cùng 120 Hiền Mẫu thuộc Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã đặt chân đến Giáo xứ Hòa Ninh trong niềm hân hoan, chào đón của cha quản xứ, quý chức trong Hội Đồng Mục Vụ và với 200 Hiền Mẫu thuộc Giáo xứ Hòa Ninh. Buổi giao lưu găp gỡ được bắt đầu với lời khai mạc của hai cha quản xứ của hai giáo xứ. Khởi đầu cho buổi sinh hoạt là những trò chơi vận động hết sức vui nhộn do quý thầy chuẩn bị. Tuy rằng, các bà mẹ của hai Giáo xứ chỉ mới vừa quen biết nhau thôi nhưng họ đã cùng nhau chơi, nhảy múa hết sức hòa đồng và lăn xả. Sau những giờ vui chơi sôi động, các bà mẹ bước vào giờ tĩnh tâm. Bài giảng tĩnh tâm của Cha Giuse Nguyễn Hiếu Trung, quản xứ giáo xứ Hòa Ninh, có ba điểm nhấn: 1. Nét đẹp tâm hồn phụ nữ. 2. Sự sống nơi người mẹ. 3. Trái tim yêu thương. Cha đã giúp cho các bà mẹ ý thức hơn bổn phận làm vợ, làm mẹ của mình. Kết thúc giờ tĩnh tâm, các bà mẹ cùng quý cha, quý thầy, soeurs cùng dùng bữa trưa buffet hết sức ấn tượng do các bà mẹ của Giáo xứ Hòa Ninh nấu. Sau bữa ăn trưa là một phần cũng hết sức hấp dẫn,s đó là những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn của các bà mẹ hai Giáo xứ. Qua các bài hát, điệu nhảy múa, các tiểu phẩm hài đã cho thấy tinh thần trẻ trung của các bà và các chị. Buổi giao lưu được tiếp diễn với phần đố vui giáo lý để các mẹ cùng nhau củng cố lại những kiến thức giáo lý. Đỉnh cao của ngày giao lưu gặp gỡ hôm nay giữa hai Giáo xứ: Mẹ Thiên Chúa và Hoà Ninh là thánh lễ mừng kính thánh nữ Mônica, bổn mạng của giới Hiền Mẫu của hai Giáo xứ vào lúc 16h, thứ hai, ngày 20/08/2018 được diễn ra rất sốt sắng và ấm áp tình Chúa và tình người. Sau thánh lễ, các bà mẹ dùng bữa cơm chiều và cùng giao lưu nói chuyện, chia sẻ với nhau. Và, để kết thúc buổi gặp gỡ, các bà mẹ của hai Giáo xứ cùng quây quần bên nhau, múa hát thay cho những lời chia tay. Một ngày gặp gỡ và giao lưu đã kết thúc trong nhiều nuối tiếc, nhưng qua đó, tất cả đã nói lên tinh thần huynh đệ, tỉ muội đã được thắp lên giữa hai Giáo xứ.

Giáo xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Colorado thực hiện Chương Trình Lần Chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho quê hương Việt Nam.

Do tình hình đất nước Việt Nam hiện nay đang có nhiều biến động, căng thẳng… Để chia sẻ những khó khăn với đồng bào tại quê nhà, trong Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15 tháng 8 năm 2018, Giáo xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Wheat Ridge – Colorado đã bắt đầu Chương Trình Lần Chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho quê hương Việt Nam.

Giáo xứ kêu gọi giáo dân không phân biệt già trẻ, nam nữ nhiệt tình tham gia Chương trình, dùng Tràng Chuỗi Mân Côi dâng đất nước và dân tộc Việt Nam lên Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Mẹ Maria, hy vọng một ngày mai tươi sáng, an lành sẽ đến trên quê hương Việt Nam thân yêu.

Để giúp Giáo xứ thống kê số Chuỗi đã đọc, sau khi Lần một chuỗi Mân Côi 50 kinh Kính mừng, giáo dân sẽ lấy 1 phiếu in hình Bản đồ Việt Nam bỏ vào Hộp kiếng. Giáo xứ sẽ đếm số phiếu và thông báo cho giáo dân biết mỗi tuần.

Được biết Chương trình sẽ kết thúc vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8 tháng 12 năm 2018.

Micae Trần Hữu Phùng

Sơ lược :

Nhà thờ Giáo xứ Thuận Yên tọa lạc tại xã Tam Sơn , huyện Núi Thành , tỉnh Quảng Nam , cách Tòa Giám mục Đà Nẵng hơn 100 Km về phía tây nam . Giáo xứ Thuận yên là một Giáo xứ Kỳ cựu của Giáo phận Đà Nẵng , được thành lập năm 1908. Theo các báo cáo của các Cha Hội Thừa Sai Paris : đầu nằm 1920 có 1200 Giáo dân.

Trong thời gian chiến tranh , nơi đây là vùng chiến sự , hầu hết người dân di tản tránh chiến tranh , nhà thờ và các cơ sở của Giáo xứ bỏ hoang tàn. Sau 1975 , người dân hồi hương, nhưng vùng đất này lại ảnh hưởng bởi đại công trình thủy nông Hồ Phú Ninh. Năm 1988 , Giáo xứ được tái lập, năm 1993 nhà nguyện tạm được làm nơi vùng cao hơn , đời sống người dân chịu nhiều xáo trộn.

//www.flickr.com/photos/137123395@N05/sets/72157672386100908/">Xem Hình

Từ ngã ba Tam Anh ( nối với quốc lộ 1 ) đến nhà Thờ Giáo xứ Thuận Yên , xã Tam Sơn , huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam dài khoảng hơn 20 Km, đường đồi núi quanh co, nhiều đèo dốc, đường xuống cấp trầm trọng, giao thông rất khó khăn. Đây là Giáo xứ vùng sâu vùng xa của Giáo phận Đà Nẵng.

Giáo dân hiện nay có 1305 người, chủ yếu sống nghề nông nghiệp và trồng rừng , đời sống gặp nhiều khó khăn. Giáo xứ có 8 Giáo họ , trong đó 05 Giáo họ đã có nhà nguyện nhỏ mới làm trong thời gian vài năm gần đây, 01 Giáo Họ nhà nguyện xuống cấp hư hại và 02 Giáo Họ chưa có nhà nguyện, với nhà thờ chính của giáo xứ bị xuống cấp trầm trọng. Địa bàn Giáo xứ trải dài trên 25 Km ( cây số), Giáo dân sống rải rác trong 2 xã Tam Sơn và Tam Thạnh của huyện Núi Thành .

Các Cha Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc ( Dòng Đồng Công- CRM ) nhận đặc trách mục vụ tại Giáo xứ Thuận Yên từ ngày 12 / 12 / 2012 cho đến nay. Hiện nay , Linh mục Quản xứ- Cha Banaba Maria Dương Quốc Tuấn , CRM .

Mưa lớn gây lụt lội ở miền bắc và miền trung Việt Nam, và các đấng bậc của Giáo Hôi địa phương đang tăng cường giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.

Theo Tin Tức Á Châu, Cha Paul Nguyễn Quốc Anh, giám đốc của Hội Bác Ái Caritas của giáo phận Hưng Hóa, đã kêu gọi giáo dân và tu sĩ mua thức ăn, nước uống và thuốc men cho những nạn nhân Công Giáo và không Công Giáo của lụt lội và đất lở.

Mưa tiếp tục đổ xuống từ ngày 23 tháng Bẩy tới ngày 6 tháng Tám đã gây lụt lội khắp tỉnh Tây Sơn, làm chết ít nhất 28 người. Mười một người mất tích, nhà cửa, đường xá, cầu cống bị xụp đổ và mùa màng bị thiệt hại trầm trọng.

Ông Hà văn Huyên, một người ở một làng của tỉnh Yên Bái nhớ lại những giây phút tàn phá của cơn lụt.

“Mới đầu tôi thấy nước chảy rất nhỏ, nhưng rồi nó tạo thành những cơn sóng lớn. Khoảng năm phút sau, nước dâng lên càng lúc càng cao. Khi thấy nguy hiểm như thế, tôi bắt đầu la lên cho mọi người trốn lụt. Chỉ một giờ sau, lụt lớn tràn về, cao khoảng mười mét và quét sạch nhiều nhà cửa.

Bão lụt cũng tàn phá ngôi nhà thờ Sùng Đô ở quận Nghĩa Lộ. Cha chánh xứ là cha Joseph Nguyễn Trọng Dưỡng, cho biết mức tàn phá của bão lụt ở giáo xứ của ngài, một giáo xứ đa phần là người H’mong như sau:

“Có khoảng 20 gia đình bị mất nhà và mùa màng. Gia đình của ông Cứ A Chu, một gia đình có 13 đứa con, đã bị mất nhà, mất ruộng lúa và hoa màu. Người dân chỉ còn lại ít lúa để ăn và nước suối không sạch để uống.”

Và ngày 27 tháng Bẩy, Giám mục phó của Giáo phận Hưng Hóa là Giám mục Alsphonse Nguyễn Hữu Long đã đến thăm cộng đồng nhỏ miền núi Sùng và khu truyền giáo Tả Phời. Những vùng này nghèo và hẻo lánh. Đức Giám Mục đã khuyến khích người dân hãy kiên trì trong thời gian khó khăn này.

.


Source: EWTN News Vietnamese diocese urges aid for victims of flooding

Giuse Thẩm Nguyễn

Giữa Thăng Trầm Cuộc Đời, Có Mẹ Đoàn Con Vững Tin

Từ muôn nơi xa xôi, đoàn con về với Mẹ rồi, dâng lên bao nỗi buồn vui, cùng bao ước mơ cuộc đời. Dâng lên lời kinh tiếng hát, như trầm hương thơm ngát, gói trọn hết những lo toan, vui buồn sướng khổ trần gian. Lời của bài hát “Lạy Mẹ La Vang” của Lm. Nguyên Lễ cũng chính là tâm tình của con dân Việt đang sống tại Thái Lan trong ngày lễ Hội ngộ Di Dân của Liên Hiệp Công Giáo Việt Nam lần thứ I và cũng là ngày mừng kính Đức Mẹ La Vang – bổn mạng Liên Hiệp hôm nay.

//www.flickr.com/photos/137123395@N05/sets/72157672008487858/">Xem Hình

Mặc dù thánh lễ được tổ chức nơi đất khách quê người thiếu thốn đủ thứ, mặc dù anh chị em di dân đang phải sống trong thời khắc khó khăn nhất dưới sự bắt bớ gắt gao của cảnh sát, nhưng vượt qua những thiếu thốn và khó khăn gian khổ ấy, ngay từ rất sớm những chuyến xe từ các giáo phận xa như Udon Thani, Ubon Ratchathani, Ratchaburi, Chantaburi đã đưa các bạn trẻ về thánh đường Ngai Tòa Thánh Phê-rô Bangchuaknang để được sum họp, gặp gỡ và nhất là được Chiêm ngưỡng Đức Hồng Y Phan-xi-cô Xavier – Chủ tịch hội đồng Giám mục Thái lan tới thăm và chia sẻ tâm tình như chính vị mục tử từ ái của mình.

Theo những người quan sát thì chưa bao giờ thấy giáo dân người Thái đón Đức Hồng Y nồng nhiệt như con dân Việt Nam. Anh Chị Em trong trang phục nam áo sơ mi trắng, nữ áo dài truyền thống đủ mọi màu sắc chỉnh tề xếp thành hai hàng từ ngoài cổng vào trong nhà thờ với cờ, với hoa trên tay để chào đón người vị mục tử nhân lành tới thăm đoàn chiên. Một nét đẹp chắc có lẽ hiếm có trên mảnh đất chùa vàng này, đến nỗi Đức Hồng Y đã phải thốt lên bằng tiếng Thái rằng “suổi chăng lơi” có nghĩa là “tuyệt đẹp”.

Thời gian qua, người ta đọc được nhiều thông tin trên Internet về những cơn mưa rừng xối xả, những trận bão lũ tàn phá nặng nề và những đợt núi sạt lở gây nhiều thương đau cho người dân ở các tỉnh Tây Bắc. Nhưng chỉ khi đến tận nơi, chúng ta mới thấy được hậu quả của những cơn thiên tai, và cả nhân tai ấy, khủng khiếp như thế nào.

//www.flickr.com/photos/137123395@N05/sets/72157699756160945/">Xem Hình

Trong giáo phận Hưng Hóa, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là giáo họ Sùng Đô, thuộc giáo xứ Vĩnh Quang, giáo hạt Nghĩa Lộ. Giáo họ Sùng Đô là giáo họ người H’Mông được thành lập từ năm 1999, ở trên sườn núi cao. Cha Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng là quản hạt Nghĩa Lộ, chánh xứ Nghĩa Lộ kiêm chánh xứ Vĩnh Quang, quản nhiệm giáo họ Sùng Đô. Cộng tác với ngài có cha Antôn Nguyễn Tân Hợi, phó xứ.

Theo tin UCANEWS từ Yên Bái thì có hơn 400 người Công Giáo Hmông ở các vùng xâu vùng xa cuả Việt Nam đang bị mắc kẹt do lũ lội đã quét sạch nhà cửa và phá hủy các con đường dẫn đến các cộng đồng xa xôi của họ.

Mưa không ngừng cũng đã cướp đi nhà thờ cuả giáo xứ và cuốn trôi mùa màng tài sản của họ, khiến nhiều người đang lo sợ cho cuộc sống tương lai.

Một chút hy vọng đã được thắp lên vào ngày 27 tháng 7 khi Đức Giám Mục Phụ Tá Alphonsô Nguyễn Hữu Long cuả Giáo phận Hưng Hóa đến thăm giáo xứ Sùng Đô ở huyện Văn Chấn, Tây Bắc tỉnh Yên Bái, để ủy lạo các nạn nhân và củng cố niềm tin cuả họ trong khi họ cố gắng xây dựng lại cuộc sống.

ĐGM Long đả từng thực hiện các cuộc thăm viếng mục vụ tươnh tự đến các bản làng miền núi xa xôi nhiều lần, năm ngoái vào tháng 5-2017, ngài thực hiện một chuyến đi đến 7 ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Sơn La để mừng lễ Phục sinh với khoảng 1000 người Công Giáo Hmông ở đó.

Vị giám mục 65 tuổi này, cùng với hai linh mục, đi bộ khoảng 20 km dọc theo những con đường ven núi lầy lội sau khi con đường đã trở nên quá nguy hiểm không thể dùng xe máy được nữa.

Thứ bảy 28.07.2018, ngày cầu nguyện cho Quê Hương VN, tại Đan viện ST.Ottilien, Đức quốc. Hôm nay trời nắng đẹp, người Việt nam lại trở về đây để tham dự cầu nguyện. Có những anh chị đến từ những vùng phụ cận như Regensburg, Augsburg, Memmingen. và những cụ ông, cụ bà không ngại đường xá, cùng hò hẹn, rủ nhau về Đan viện St. Ottilien. Ngoài ra, những người Đức, từ nơi xa như Bremen, Köhn cũng hăng hái về sớm hơn, để kịp ngày tham dự cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam.

Thật cảm động! Bức ảnh Mẹ La vang với dòng chữ: Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, được rước lên Cung Thánh cùng với đoàn linh mục đồng tế gồm có: Pater Martin Trieb, Pfarrer Hubert wetzel von Mainz, Pater Augustinus Phạm Sơn Hà OSB và hai thầy: Markus Weiss, Lazarus Bartl và chủ tế trong Thánh lễ, Pater Eugen Badtke OSB.

Xem Hình

Wir nutzen Cookies auf unserer Website. Einige von ihnen sind essenziell für den Betrieb der Seite, während andere uns helfen, diese Website und die Nutzererfahrung zu verbessern (Tracking Cookies). Sie können selbst entscheiden, ob Sie die Cookies zulassen möchten. Bitte beachten Sie, dass bei einer Ablehnung womöglich nicht mehr alle Funktionalitäten der Seite zur Verfügung stehen.