Offcanvas Section

You can publish whatever you want in the Offcanvas Section. It can be any module or particle.

By default, the available module positions are offcanvas-a and offcanvas-b but you can add as many module positions as you want from the Layout Manager.

You can also add the hidden-phone module class suffix to your modules so they do not appear in the Offcanvas Section when the site is loaded on a mobile device.

Dịp các Cộng đoàn Công giáo mừng 25 năm thành lập, xin ghi lại vài nét về cái “thuở ban đầu“ của việc định cư ở vùng Bắc Đức. Người Việt đã bắt đầu đến tị nạn ở Đức một thời gian ngắn sau biến cố 30.04.1975 nhưng vì chỉ gồm một số nhỏ, cho nên không được quan tâm giúp đỡ đầy đủ. Mãi đến biến cố tàu Hải Hồng và tàu Cù Là vào mùa Đông năm 1978 bị neo ở ngoài khơi với vài ngàn người trên tàu, khi các nước ở Đông Nam Á không chấp nhận cho họ lên bờ, vì thấy các nước thứ ba (Âu, Mỹ, và Úc) chậm trễ trong việc tiếp nhận người Việt tị nạn.

Thuở ấy, nhiều nước Châu Âu chưa biết nhiều về Việt Nam, cho nên họ lo ngại về vấn đề hội nhập người Việt vào trong xã hội Âu Châu. Riêng nước Pháp đã có kinh nghiệm với Việt Nam ngay từ thời thế chiến thứ nhất cho đến nay. Trong một cuộc phỏng vấn được phổ biến toàn Âu Châu, ngoại trưởng Pháp thời đó đã tuyên bố một câu đánh giá ngàn vàng cho người Việt:

Người Việt Nam từ thế chiến thứ nhất cho đến nay chưa hề là một gánh nặng cho chúng tôi

Ngay sau đó, Ông H. Albrecht, Thủ tướng tiểu bang Niedersachsen đã quyết định nhận ngay 1.000 người tị nạn. Trại tạm cư Friedland đầy ấp người Việt. Các tiểu bang khác ở Tây Đức đã theo gương ông và bắt đầu nhận người Việt tị nạn đến các nơi trên toàn nước Đức.

Thời đó, khi làm cha phó trong một giáo xứ ở giáo phận Fulda, tôi đã bắt đầu đến giúp người tị nạn ở trại Schoeneck (gần Offenbach) và vùng Frankfurt, cũng tham gia sinh hoạt của Hội Công giáo, là tiền thân của Liên Đoàn Công Giáo ở Đức ngày nay. Khi có nhiều người Việt đến nước Đức, giáo quyền Đức nghĩ ngay đến việc chăm sóc cho cuộc sống đạo của họ. Đức cha H. M. Jansen, phụ trách ngoại kiều ở Hội Đồng Giám Mục Đức, đã gọi tôi lên Hildesheim để làm tuyên úy cho người Việt. Ban đầu chỉ lo cho Giáo phận Hildesheim, sau đó thêm Giáo phận Osnabrück. Nhưng vì thời đó có quá ít linh mục Việt Nam ở Đức, cho nên Đức cha cử tôi phụ trách luôn cho Giáo phận Münster và Berlin. Ngày 01.04.1980, tôi đã đến làng Borsum, dự định ngụ một đêm để gặp gỡ các vị trách nhiệm và bắt đầu công việc. không ngờ cho đến bây giờ, Borsum vẫn là nơi gặp gỡ quen thuộc của người Công giáo Việc Nam vùng Bắc Đức.

Công việc đầu tiên là đi tìm các con chiên tản mác ở nhiều nơi. Qua hội Caritas, các trại tạm cư và các giáo xứ, tôi nhận được thông tin mỗi khi có người Việt đến. Việc quen biết nhau trong cuộc gặp gỡ lần đầu thật khó khăn và cũng thú vị. Vì không mặc áo dòng, cho nên bổn đạo khó nhận ra tôi là linh mục gọi "anh" tỉnh bơ. Có khi tôi đã có mặt giữa họ, mà nhiều người vẫn lo lắng: "gần giờ lễ rồi, mà sao không thấy cha đến". Đôi khi lúng túng, không biết làm thế nào để nói cho họ biết tôi là linh mục. Mãi đến khi mặc áo lễ vào thì bổn đạo mới nhận ra và đổi cách xưng hô. Một lần tôi bị xém chết mà không hay!!! Số là ở trại tị nạn bên đảo, một nhóm đã bị một cha giả đánh lừa, họ rất căm phẫn. Đến Đức nghe tin có cha đến, họ phân vân không biết lần nầy phải là cha giả nữa không. Trong nhà thờ, một số các ông và thanh niên ngồi ở ngay 2 hàng ghế đầu, họ quan sát thật kỹ xem cha làm lễ có đúng nghi thức phụng vụ không, nếu sai thì họ sẽ xông lên ngay!!! May mà hôm đó tôi đã làm đúng nghi thức.

Đến xứ lạ quê người, nỗi lo lắng lớn nhất của bổn đạo là không biết có cơ hội để tiếp tục sống đạo không? Ở một cộng đoàn kia, vừa đến nơi, đã cầm bản đồ đi tìm xem nhà thờ ở chỗ nào, để hôm sau đi lễ Chúa Nhật. Thấy một nhà thờ, lại không biết có phải là nhà thờ Công giáo hay không? mà lại chưa rành ngôn ngữ để hỏi. Cha sở lúc ấy đang chăm sóc vườn hoa, mặc bộ áo làm việc với cuốc xẻng trong tay. Thấy họ cầm bản đồ, cha đến hỏi han và giải thích cho biết, cử chỉ tìm kiếm ấy làm cha rất cảm kích. Một cha sở khác xem ra không mấy quan tâm đến người ngoại quốc, dù thấy người Việt đi lễ, cha cũng chẳng hỏi han gì. Nhưng nhóm người Việt vẫn trung thành đi lễ, mỗi Chúa Nhật đều có mặt đầy đủ với đám con cái đông đảo, dù không hiểu Đức ngữ. Điều đó đã đánh động cha và cha đã bắt đầu quan tâm chăm sóc giúp đỡ họ. Phần lớn các cha sở địa phương đều quý mến người Việt. Họ trung thành đi lễ thường xuyên, họ tham gia tích cực vào các sinh hoạt của giáo xứ, đóng góp thức ăn Quê Hương cho các lễ hội, nhiều em tham gia vào hội giúp lễ, nhiều người được bầu vào Hội Đồng Giáo Xứ. Nhiều nơi, họ được đọc bài sách Thánh bằng Việt ngữ và hát Thánh ca Việt thường xuyên trong lễ Chúa Nhật của giáo xứ. Sự hiện diện người Việt được đánh giá rất cao và được nhìn nhận là một sự phong phú cho sinh hoạt của giáo xứ.

Các cộng đoàn cũng đã tích cực tham gia các sinh hoạt đạo của người Việt: trại hè giáo lý Thiếu Nhi và Thiếu Niên, Tĩnh tâm Thanh Niên và Cao Niên, Giáo lý tân tòng, Giáo lý Thêm Sức, họp mặt Đại Diện các cộng đoàn, họp mùa vọng ở Münster, Đại Hội Phục Sinh, Đại Hội Công giáo, các cuộc Hành hương... là những sinh hoạt vẫn còn được tiếp nối , duy trì cho đến ngày hôm nay. Các cộng đoàn cũng đã luôn tích cực trong các sinh hoạt chính trị và văn hoá của người Việt Nam tị nạn.

Sau 25 năm nhìn lại, tôi nhận thấy cuộc ra đi đến Quê Hương thứ hai ở Đức được nhiều thành công. Với sự giúp đỡ tích cực của Chính quyền cũng như Giáo quyền, người Việt ở Đức đã có một cuộc sống ổn định, đã hội nhập được vào cuộc sống ở Đức về đời cũng như đạo, nhiều bạn trẻ đã thành đạt trong học vấn và nghề nghiệp, được nhiều ơn gọi tu trì cho Giáo Hội, đóng góp được phần nào cho Xã Hội và Giáo Hội Đức.

Chung chung có thể nói được người Việt định cư ở Đức đã có một cuộc sống ổn định và hài lòng cuộc sống này. Cầu chúc tất cả chúng ta được nhiều phúc lành của Chúa và Mẹ Maria, để chúng ta tiếp tục đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, về mặt vật chất cũng như mặt thiêng liêng.

Lm. Giuse Nguyễn Trung Điểm

Wir nutzen Cookies auf unserer Website. Einige von ihnen sind essenziell für den Betrieb der Seite, während andere uns helfen, diese Website und die Nutzererfahrung zu verbessern (Tracking Cookies). Sie können selbst entscheiden, ob Sie die Cookies zulassen möchten. Bitte beachten Sie, dass bei einer Ablehnung womöglich nicht mehr alle Funktionalitäten der Seite zur Verfügung stehen.