Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, ngài trở lại Kitô Giáo khi tìm thấy Thiên Chúa qua Kinh Thánh. Trong giai đoạn cực kỳ khủng hoảng của Giáo Hội, sự thánh thiện của ngài nổi bật cả trong lãnh vực uyên bác và tranh luận.
Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, ngài trở lại Kitô Giáo khi tìm thấy Thiên Chúa qua Kinh Thánh. Trong giai đoạn cực kỳ khủng hoảng của Giáo Hội, sự thánh thiện của ngài nổi bật cả trong lãnh vực uyên bác và tranh luận.
Ngài đặc biệt lưu tâm đến người bệnh, người già và người nghèo, và tận tâm phục vụ họ, và được giáo dân gọi bằng cái tên dễ mến là "il curatino" (cha sở bé nhỏ).
Eustacchio là người con thứ trong bảy người con của một gia đình nông dân ở Tuscany, không xa với thành phố Florence là bao. Mặc dù ông bố thường dọn lễ cho nhà thờ trong làng, nhưng ông không thích thú cho lắm khi thấy con mình có ý định đi tu. Tuy nhiên, vào năm 18 tuổi, Eustacchio đã gia nhập dòng Tôi Tớ Ðức Mẹ, và lấy tên là Antôn Maria.
William Carter phụ việc cho một người thợ in Công Giáo nổi tiếng, vì đức tin mà ông bị cầm tù, bị tra tấn và đã bị treo cổ và phân thây vào ngày 11-1-1584.
Sinh ở Luân Ðôn, William Carter bước vào nghề in ngay từ khi còn nhỏ. Trong nhiều năm, ông phụ việc cho một người thợ in Công Giáo nổi tiếng, người này bị cầm tù vì kiên trì với đức tin Công Giáo. Chính ông William cũng bị tù vì "in những tài liệu bị cấm [Công Giáo]" cũng như cất giữ các sách vở có liên can đến đạo Công Giáo.
Thánh Theodosius luôn luôn độ lượng. Ngài nuôi ăn không biết bao nhiêu người nghèo, không bao giờ làm ngơ trước nhu cầu của người khác.
Theodosius sinh ở Tiểu Á năm 423. Khi thanh niên, ngài thực hiện cuộc hành hương đến Ðất Thánh. Người ta nói rằng ngài được cảm hứng bởi hành trình đức tin của ông Abraham như được viết trong Sáng Thế Ký. Sau khi thăm viếng các linh địa, ngài quyết định theo đuổi một đời sống cầu nguyện. Ngài xin được hướng dẫn bởi một người thánh thiện tên Longinus. Không bao lâu, người ta nhận ra sự thánh thiện của chính Theodosius và nhiều người đã đến xin theo để trở thành đan sĩ.
Các học thuyết của thánh Grêgôriô chống với Arian và các sai lầm khác lừng danh đến nỗi ngài được xưng tụng là người bảo vệ chính giáo. Ngài không chỉ được coi là một trụ cột của chính giáo, nhưng còn là người đóng góp quan trọng cho các truyền thống bí nhiệm trong linh đạo Kitô Giáo và cho hệ thống đan viện.
Thánh Grêgôgiô là con út của một gia đình đã góp phần rất lớn cho Giáo Hội và gia đình ấy có ít nhất năm vị thánh.
Hai vợ chồng nhìn thấy Chúa Giêsu trong những người họ phục vụ. Và họ thi hành công việc này không vì tiền bạc hay bất cứ phần thưởng nào khác.
Thánh Julian và Basilissa là hai vợ chồng. Họ sống trong đầu thế kỷ thứ tư. Vì lòng yêu mến Thiên Chúa, họ trở thành các anh hùng khi biến nhà của mình trở thành bệnh viện để chăm sóc người nghèo, người đau yếu cô đơn.
Sau khi nhận ra sự trống rỗng của cuộc đời, Angela Foligno đã tìm đến sự trợ giúp của Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải. Những gì trước đây ngài cho là điên khùng thì bây giờ đã trở nên thật quan trọng.
Một số vị thánh ngay từ nhỏ đã có dấu hiệu thánh thiện. Ðiều này không đúng với Chân Phước Angela. Ðược sinh trưởng trong một gia đình quyền thế ở Foligno, ngài chìm đắm trong việc kiếm tiền và tìm danh vọng xã hội. Ngay khi làm vợ và làm mẹ, ngài vẫn tiếp tục con đường sai lạc này.
Khoảng 40 tuổi, ngài được một thị kiến và sau đó ngài nhận ra sự trống rỗng của cuộc đời nên đã tìm đến sự trợ giúp của Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải. Cha giải tội của ngài đã giúp ngài thay đổi đời sống, tận hiến cho sự cầu nguyện và thi hành đức bác ái.
Qua Thánh Raymond, chúng ta học được sự tôn trọng luật lệ như một phương tiện phục vụ công ích.
Ðược Thiên Chúa cho hưởng thọ đến 100 tuổi, Thánh Raymond có cơ hội để thực hiện được nhiều điều trong đời.
Là một phần tử của dòng dõi quý tộc Tây Ban Nha, ngài có đầy đủ tài nguyên và nền tảng giáo dục vững chắc để bước vào đời. Ngay từ khi còn nhỏ, ngài đã yêu quý và sùng kính Ðức Mẹ. Vào lúc 20 tuổi, ngài dạy triết. Trong khoảng 30, ngài đậu bằng tiến sĩ về giáo luật và dân luật. Tuy nhiên, ngài đã từ bỏ tất cả để gia nhập Dòng Thuyết Giáo (Ða Minh) và là một linh mục năm 47 tuổi. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô IX gọi ngài về Rôma làm việc cho đức giáo hoàng và cũng là cha giải tội cho người. Một trong những điều đức giáo hoàng yêu cầu ngài thi hành là thu thập tất cả các sắc lệnh của các giáo hoàng và công đồng trong 80 năm, kể từ lần sưu tập sau cùng của Gratianô. Cha Raymond biên soạn thành năm cuốn sách được gọi là "Bộ Giáo Lệnh" (Decretals). Những cuốn này được coi là bộ sưu tập giáo luật có giá trị nhất của Giáo Hội mãi cho đến năm 1917 khi giáo luật được hệ thống hóa.
Bệnh đau bao tử kinh niên đã khiến Alfred không thể đảm nhận được công việc nào lâu dài. Alfred thật tuyệt vọng, nhưng anh cũng là người siêng năng cầu nguyện và rất thành tâm với Thiên Chúa cũng như sùng kính Thánh Giuse.
Khi Alfred Bessette đến tu hội Các Thầy Thánh Giá vào năm 1870, anh mang theo tờ giấy giới thiệu của cha xứ viết rằng, "Tôi gửi đến các thầy một vị thánh." Thật khó để các thầy dòng ở đây tin nổi. Bệnh đau bao tử kinh niên đã khiến Alfred không thể đảm nhận được công việc nào lâu dài, ngay từ khi còn nhỏ Alfred đã lang thang từ nông trại này sang nông trại khác, tiệm này sang tiệm khác, ở ngay trên quê hương Gia Nã Ðại hoặc ở đất Hoa Kỳ, mà chỉ được có vài hôm là chủ nhân đã phải sa thải vì anh không thể làm được việc nặng nhọc. Công việc của các thầy dòng Thánh Giá là dạy học và dù đã 25 tuổi, Alfred vẫn chưa biết đọc biết viết. Dường như anh đến nhà dòng vì sự tuyệt vọng hơn là vì ơn gọi tu trì.
Thánh Neumann coi trọng lời Chúa là "Hãy đi rao giảng cho muôn dân."
Thánh Gioan Neumann sinh trưởng ở Bohemia. Vào năm 1835, ngài trông đợi để được thụ phong linh mục nhưng đức giám mục sở tại quyết định không phong chức thêm. Thật khó để ngày nay chúng ta tưởng tượng rằng Bohemia dư thừa linh mục, nhưng thực sự là như vậy. Gioan viết thư cho các giám mục khắp Âu Châu, nhưng câu trả lời ở đâu đâu cũng giống nhau. Tin rằng mình có ơn thiên triệu nhưng mọi cơ hội dẫn đến sứ vụ ấy dường như đều đóng kín.
Không nản chí, và nhờ biết tiếng Anh khi làm việc trong xưởng thợ của người Anh, ngài viết thư cho các giám mục ở Mỹ Châu. Sau cùng, vị giám mục ở Nữu Ước đồng ý truyền chức linh mục cho ngài. Ðể theo tiếng Chúa gọi, ngài phải từ giã quê nhà vĩnh viễn và vượt đại dương ngàn trùng để đến một vùng đất thật mới mẻ và xa lạ.
Ở Nữu Ước, Cha Gioan là một trong 36 linh mục trông coi 200,000 người Công Giáo. Giáo xứ của ngài ở phía tây Nữu Ước, kéo dài từ Hồ Ontario đến Pennsylvania. Nhà thờ của ngài không có tháp chuông nhưng điều đó không quan trọng, vì hầu như lúc nào Cha Gioan cũng di chuyển, từ làng này sang làng khác, lúc thì lên núi để thăm bệnh nhân, lúc thì trong quán trọ hoặc gác xếp để giảng dạy, và cử hành Thánh Lễ ngay trên bàn ăn.