- Details
- Giáo Hội Việt Nam
- 3057
Toà Ân giải tối cao
SẮC LỆNH
Năm nay, trong bối cảnh của cơn dịch bệnh “covid-19”, việc lãnh nhận ơn Toàn xá dành cho các tín hữu đã qua đời sẽ được mở rộng trong thời gian trọn tháng 11, với những thích nghi về điều kiện và các việc đạo đức để bảo đảm an toàn cho các tín hữu.
Hội đồng Giám mục Việt Nam chính thức ra thông báo chỉ dẫn về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona.
- Details
- Giáo Hội Việt Nam
- 7512
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
VỀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
- Details
- Giáo Hội Việt Nam
- 7098
Phỏng Vấn Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Tân Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Vinh
PV. Trọng kính Đức Cha, Cha Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic, Ban Biên Tập và toàn thể độc giả xin chúc mừng Đức Cha đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Tòa Giáo phận Vinh. Xin Đức Cha chia sẻ cho chúng con một số tâm tình khi nhận được thông tin bổ nhiệm này.
- Xin chân thành cám ơn cha Giám đốc cùng Ban Biên Tập Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic và quý độc giả đã chúc mừng tôi trong sứ vụ mới tại giáo phận Vinh.
Khi sự bổ nhiệm này được thông báo chính thức, trong tôi lẫn lộn nhiều cảm xúc, từ xúc động, vui đến buồn, từ lo âu đến tín thác và bình an: Tôi xúc động khi biết mình được Toà Thánh tín nhiệm giao cho một giáo phận có bề dày lịch sử và trải qua nhiều đau thương khốn khó mà vẫn kiên trung. Việc bổ nhiệm này làm cho tôi có vui một chút, nhưng liền đó là buồn vì phải chia tay giáo phận Hưng Hóa, nơi mà năm năm rưỡi qua, tôi đã gắn bó sâu đậm với mọi người, đặc biệt là anh chị em H'mông. Đồng thời, tôi cũng cảm thấy lo âu vì trách nhiệm nặng nề trong khi mình tài hèn đức mọn, biết có đảm đương nổi giáo phận này không. Thế rồi tôi cầu nguyện, phó thác mọi sự trong tay Chúa. Chúa muốn thì tôi xin vâng. Và tôi cảm thấy bình an.
PV. Đức Cha vừa nhắc đến sự gắn bó với giáo phận Hưng Hóa miền Tây Bắc, nơi có những nét rất riêng. Đức Cha có những kinh nghiệm mục vụ đặc biệt nào nơi vùng đất ấy ạ?
- Kinh nghiệm mục vụ thì rất nhiều, tôi chỉ xin chia sẻ vài điểm nổi bật:
* Lòng thương yêu. Khi đến giáo phận Hưng Hóa, tôi thấy đây thật là một giáo phận rất đáng thương. Hàng mấy chục năm, giáo dân như đàn chiên không người chăn, sống dở chết dở vì thiếu linh mục, trong khi giáo dân lại ở rải rác trong 10 tỉnh thành rộng lớn ở vùng thượng du và trung du, đường đi trắc trở, không được qui tụ thành cộng đoàn, không có nơi thờ phượng, không có Thánh Lễ và Bí tích. Người Kinh đã vậy, mà người H'mông còn đáng thương gấp bội, vì đời sống vật chất thiếu thốn, cơm ăn, áo mặc, nhà ở đều đói rách. Phần thiêng liêng thì bao năm không có linh mục nào được đến ở với họ. Thấy vậy thì lòng tôi trào dâng niềm thương yêu. Việc mục vụ chỉ có thể khởi đi từ một lòng thương mến chân thành. Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh cũng khẳng định như vậy: “Không thể là linh mục ở giáo phận Kontum nếu không yêu thương đồng bào dân tộc”.
Lúc 15 giờ ngày 24 / 11 / 2018, tại sân nhà thờ Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu, Cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng hân hoan đón Đức Tổng Giám Mục (TGM) Marek Zalewski đến thăm viếng mục vụ Giáo phận Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Đức Thánh Cha Phan-xi-cô bổ nhiệm Đức TGM làm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, đồng thời Ngài Đồng tế với Đức Cha Giuse - Giám mục Giáo phận trong Thánh lễ Bế mạc Năm Thánh tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáp phận.
//www.flickr.com/photos/137123395@N05/sets/72157700717293182/">Xem Hình
Cơn mưa rã ríc có lúc nặng hạt vẫn không ngăn được lòng yêu mến, kính trọng, tuân phục Đức TGM – Đại diện Tòa Thánh, như Đức Thánh Cha đang đến giữa lòng Dân Thiên Chúa. Mọi thành phần dân Chúa tay cầm cờ Giáo Hội. đúng thành hàng dài 2 bên đường reo vang vui mừng khi Đức TGM Marek Zalewski, Đức Cha Giuse và Đoàn tháp tùng vừa đến nhà thờ Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu.
Sau khi đoàn rước Đức TGM đến lễ đài, Đức Cha Giuse- Giám mục Giáo phận đã Đại diện cộng đồng dân Chúa hân hoan chào mừng Đức Tổng, với Sự hiện diện ấm áp và thân tình của Đức Tổng, Đức Cha nói lên sự mong chờ và giờ đây được thỏa ước mong của cộng đoàn được diện kiến Đức Tổng, lòng tạ ơn Chúa và tri ân Đức Thánh Cha đã ưu ái quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam, như Đức Thánh Cha đang hiện diện.
- Details
- Giáo Hội Việt Nam
- 6417
Khi nhắc đến Lớp Bồi Dưỡng Thần Học Phaolô Nguyễn Văn Bình, người ta nghĩ ngay đến một tên gọi rất đỗi quen thuộc và thân thương “Học Viện Liên Dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình”. Học viện được hình thành và phát triển từ sau 1975, trong một giai đoạn được xem là khó khăn đối với việc hình thành và phát triển một học viện mang tính chất tôn giáo.
//www.flickr.com/photos/137123395@N05/sets/72157702245950701/">Xem Hình
Khởi đi từ những ý tưởng ban đầu của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, thông qua các cuộc gặp mặt liên tu sĩ Thành Phố dần chuyển qua các lớp bồi dưỡng thần học gồm các nam tu sĩ và nữ tu. Đến năm 1993, để nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo các ứng sinh linh mục của các hội dòng, tu hội, tu đoàn, khoá bồi dưỡng chính quy đầu tiên được bắt đầu với 97 học viên thuộc 17 hội dòng khác nhau. Kể từ đó, số học viên được tăng lên một cách nhanh chóng, thu hút được nhiều tu sĩ từ các hội dòng khác nhau. Năm 2018-2019 có 180 sinh viên thuộc 40 hội dòng, tu hội, tu đoàn. Việc hình thành và phát triển cho đến nay cũng đã tròn ¼ thế kỷ[1]. Kết quả trong 25 năm là 761 sinh viên tu sĩ đã tốt nghiệp với học vị cử nhân thần học, trong đó 538 người được truyền chức Linh mục.
Một hồng ân chan chứa tình yêu của Thiên Chúa và gói trọn niềm cảm mến tri ân tới Quý Chủ Chăn Tổng Giáo Phận Sài Gòn, đặc biệt là Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, quý Cha trong Ban Giám Đốc, quý Giáo sư, Quý Bề Trên các hội dòng, quý học viên qua từng khoá học. Niềm tri ân ấy đã được chính quý sinh viên Học Viện dâng lên cho Chúa như một bó hoa tươi thắm cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la trong ngày lễ kỷ niệm 25 năm thành lập 1993-2018.
Vào sáng thứ 7 ngày 10-11 tại nguyện Đường Mai Khôi 44 Tú Xương, P.7, Q.3, TpHCM diễn ra ngày cao điểm mừng Kỷ Niệm 25 Năm Hồng Ân Đào Tạo. Ngày này cũng là lễ Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, OP, bổn mạng Học Viện. Về dự lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Ân Đào Tạo của Học Viện có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám Mục Giáo Phận Vinh, một trong những vị giáo sư đã từng giảng dạy tại Học Viện. Cùng hiện diện với Đức Cha, có cha Chủ Tịch liên tu sĩ Thành Phố, Viện phụ Đan Viện Xitô Mỹ Ca Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, các Giám Tỉnh, các Bề Trên của các dòng, quý Giáo Sư và đông đảo quý sinh viên của Học Viện. Trước đó, mở đầu cho dịp lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Ân Đào Tạo là ngày hội thao thể thao toàn học viện diện ra trong ngày 01/11.
Từ bài thuyết trình của Viện phụ Đan Viện Xitô Mỹ Ca, qua cái nhìn tổng quan của lịch sử hình thành, Viện Phụ đã có cái nhìn rất khách quan về tầm quan trọng và sự tồn tại cần thiết của học Viện. Chính sự tồn tại bé nhỏ đơn sơ của Học Viện đã làm nên một giá trị lớn lao trong việc đào tạo và huấn luyện nên những tu sĩ ưu tú cho giáo hội nói chung và các hội dòng nói riêng. Và cũng như Viện Phụ Bảo Tịnh, trong bài giảng của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế thánh lễ, ngài cũng nhắc đến sự tồn tại bé nhỏ và khá khiêm tốn của học viện này, ngài nhấn mạnh đến sự hiệu quả và giá trị bền vững của sự tồn tại Học Viên trong sự phát triển Giáo Hội Việt Nam ngày nay. Thánh lễ kết thúc với lời cám ơn chân thành của Cha Giám Đốc Học Giuse Đinh Châu Trân, OP, một con người đã gắn bó dường như cả cuộc đời cho sự sống còn của Học Viện cho đến ngày nay.
Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Hồng Ân Đào tạo khép lại với cuộc gặp gỡ giao lưu văn nghệ và bữa cơm thân mật cha con trong tình thân ái, với những khát khao và ước vọng cho một tương lai tươi thắm trong sự trưởng thành phát triển Học Viện. Mong ước Học viện trở thành cái nôi sinh dưỡng nên những tu sĩ ưu tú làm vinh danh Chúa và cứu rỗi thật nhiều linh hồn hơn cho nước Trời.
TS Trần Đức Nhường, Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu
[1] Xc. Kỷ yếu 25 năm hồng ân đào tạo, Học Viện Liên Dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình. Năm 2018, Tr 18.
TS Trần Đức Nhường
Tuy nhiên, đọc hết bài tham luận, độc giả thấy thất vọng vì tác giả đã không dám mạnh dạn khuyến cáo chính quyền rằng "Giáo Hội Công Giáo trong quá khứ cũng như hiện tại đã đóng góp những phần tích cực cho đất nước như vậy, thì tại sao chính quyền không hỗ trợ để Công Giáo phát triển, mà cứ muốn hạn chế sự phát triển Giáo Hội? Tại sao vẫn lấn chiếm đất đai, cơ sở của Giáo Hội. Tại sao không để Giáo Hội Công Giáo tham gia vào lãnh vực giáo dục là lãnh vực rất quan trọng trong việc thăng tiến xã hội Việt Nam? VietCatholic đăng bài tham luận này với mục đích cho độc giả có cơ sở để so sánh với thực tế.
Đạo Công Giáo mới du nhập vào Việt Nam chưa đầy 500 năm. Lịch sử tôn giáo này ở nước ta có xen lẫn cả “ bóng tối và ánh sáng”. Nhưng không ai phủ nhận những đóng góp của đạo Công Giáo với văn hóa, xã hội Việt Nam trước kia cũng như bây giờ. Một trong những đóng góp đó là, đạo Công Giáo- một nguồn lực xây dựng xã hội hiện nay.
ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VIỆT NAM
LẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2018-2021
Trong bối cảnh của Năm Thánh mừng kính các Thánh Tử đạo Việt Nam, Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần thứ VI nhiệm kỳ 2018-2021 đã được tổ chức tại Tòa giám mục Xuân lộc từ ngày 12 đến 15 tháng 11 năm 2018, với chủ đề: Phong cách lãnh đạo mới: Sinh động và Đồng hành.
1. Tham dự Đại hội có 147 đại biểu là Bề trên và đại diện Bề trên của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn trên toàn quốc.
2. Đại hội vui mừng chào đón và lắng nghe:
- Đức Ông Yovko Genov Pishtiyski, Tham Tán Xử Lý Thường Vụ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, đại diện Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski - Đại diện Toà thánh không thường trú tại Việt Nam- đến chủ sự Thánh lễ khai mạc và chia sẻ với Đại hội về định hướng cho đời sống Thánh hiến trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho – Tổng Thư ký Hội Đồng Giám mục Việt Nam, đến chia sẻ với Đại hội những thao thức về thực trạng của Giáo hội và hướng nhìn tương lai của đời sống Thánh hiến.
- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình – Chủ tịch Uỷ Ban Tu sĩ, thuộc Hội Đồng giám mục Việt Nam, đã đến chủ sự Thánh lễ Bế mạc Đại hội và trình bày với Đại hội về: Thực trạng và thách đố của Giáo hội trước vấn đề lạm dụng tình dục.
- Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, Giám tỉnh Tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, trình bày với Đại hội đề tài: Giáo luật liên quan đến vai trò lãnh đạo.
- Cha Giuse Nguyễn Thịnh Phước, Trưởng ban đào tạo Tỉnh dòng Don Bosco Việt Nam, trình bày với Đại hội đề tài: Sinh động hóa, một phong cách lãnh đạo mới.
3. Đại hội cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận nhóm và đúc kết những đề tài đã được trình bày trong Đại hội, liên quan đến chủ đề của Đại hội: Phong cách lãnh đạo mới: Sinh động và Đồng hành.
4. Đại hội cũng đã biểu quyết tu chính điều 6 của Quy chế Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam và giao cho Ban Điều Hành nhiệm kỳ mới của Liên Hiệp trình Tòa Thánh xin phê chuẩn.
5. Đại hội đã lắng nghe Cha Giuse Phan Trọng Quang, Tổng thư ký Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam, đại diện Ban Điều Hành báo cáo tổng kết hoạt động và quỹ của Liên Hiệp cũng như những hoạt động của Ban Điều Hành nhiệm kỳ 2015-2018
6. Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần VI đã bầu Ban Thường vụ của Ban Điều Hành cho nhiệm kỳ mới 2018-2021 gồm 04 thành viên như sau:
Ở Việt Nam, Giáo hội sống không giấu giếm, cả ở Hà Nội và các nơi khác. Ở vùng ngoại ô của thủ đô gồm tám triệu dân này, trong sự phát triển liên tục, đại chủng viện Cổ Nhué, một tòa nhà lớn hiện đại được xây dựng vào năm 2006, có thánh lễ khai giàng năm học mới vào đầu tháng Chín. Hơn 300 thanh niên trẻ tuổi trong áo chùng đen sống trong bầu khi hân hoan vui vẻ. Ở miền Bắc Việt Nam, hai đại chủng viên khác, là đại chủng viên Bùi Chu đón 174 chủng sinh và đại chủng viên Thái Bình đón 70 chủng sinh. Chính Giám mục Dòng Tên của giáo phận Bắc Ninh lân cận, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, đã nói chuyện trong lễ khai giảng này. Là cựu sinh viên của Trung tâm Sèvres, ở Paris, ngài trình bày một bài suy niệm về cửa hẹp. Nhưng đúng hơn, đó là một cửa lớn mà các người trẻ ấy đã vượt qua. Đến từ các gia đình Công Giáo đông con, họ đã chọn con đường tu trì này, được gia đình, giáo xứ và linh mục của họ đưa ra cho họ. Đằng sau các bài thánh ca mạnh mẽ, được hát thật du dương, như trong tất cả các buổi lễ của Việt Nam, có sự yên tĩnh thanh thản của một đời sống được chọn lựa thoải mái.