Offcanvas Section

You can publish whatever you want in the Offcanvas Section. It can be any module or particle.

By default, the available module positions are offcanvas-a and offcanvas-b but you can add as many module positions as you want from the Layout Manager.

You can also add the hidden-phone module class suffix to your modules so they do not appear in the Offcanvas Section when the site is loaded on a mobile device.

Kính thưa quý ông bà và anh chị em trong cùng một Thiên Chúa,

Ở đời, qua kinh nghiệm sống, có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay những câu nói bất hủ của Cha ông ta để lại. Ta được xem như là khuôn vàng thước ngọc về chính mình và với người khác. Cũng vậy, con người ta không thể sống một mình mà ta đang sống cùng, sống với người khác trong một tổ chức, trong một đoàn thể, hay trong một xã hội. Câu nói „Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình“ cũng không nằm ngoài một triết lý sống, một lời mời gọi yêu thương cho chúng ta hôm nay là hãy hy sinh và phục vụ tha nhân.

Với ý tưởng trên đây, hôm nay, tôi muốn cùng quý ông bà và anh chị em trong Cộng đoàn suy nghĩ về cách sống của chúng ta. Đặc biệt, hôm nay, chúng ta xum họp nơi thánh đường này để mừng kính một gương mẫu truyền giáo của Giáo hội và cũng là vị thánh Bổn Mạng của Cộng đoàn chúng ta: THÁNH PHANXICÔ XAVIER. Chúng ta lấy tước hiệu „Thánh Phanxicô Xavier“ làm tên gọi của Cộng đoàn, tên gọi này cùng hàm chứa là „sống chứng nhân giữa lòng dân tộc“ là sống cho kẻ khác. Vì thế, dựa trên bài Tin mừng hôm nay: „Anh Em hãy đi khắp tứ phương Thiên hạ, lao báo Tin Mừng“ (Mc 16,15). Vậy, tôi xin được chia sẻ với anh chị em về cách sống của Thánh Phanxicô Xavier là sự gặp gỡ, và một vài suy tư về cách sống chứng nhân trong bối cảnh hiện nay.

Trước hết, sự gặp gỡ của thánh Phanxicô Xavier:
Ngài chào đời vào ngày 7 tháng 4 năm 1506 tại lãnh địa Xavier, miền Navarre, nước Tây Ban Nha.Vào thời niên thiếu Cậu bé này đã gặp gỡ các linh mục tuyên úy đến sống ở trong gia đình Cha Mẹ của Cậu. Chính các vị ấy đã khơi dậy cho Cậu một tia sáng Tin Mừng.
Vào thời thanh niên cậu đã gặp gỡ một nhân vật đặc biệt, là thánh Ignatiô thành Loyola. Sự gặp gỡ này là cả một vấn đề quan trọng để đi đến quyết định cho tương lai của bản thân.
Năm 1533 Khi cậu Phanxicô đang sức sống tràn đầy, bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và có nhiều tài hoa và danh vọng thì chính nhờ sự gặp gỡ với thánh Ignatiô ấy đã làm cho Cậu dứt khoát giã từ cuộc chạy đua „tìm lời lãi cả thế gian“, quyết tâm phụng sự Chúa qua lời tuyên thệ khiết tịnh, khó nghèo và trung thành phục vụ Nước Chúa Kitô.
Năm 1537 Phanxicô và một số anh em khác được trao tác vụ linh mục vào lễ thánh Gioan Tẩy Giả. Bốn tháng sau, anh em đi đến một quyết định quan trọng là lập Dòng Tên với ý nguyện hoàn toàn tuân theo sự điều động của Đức Thánh Cha. Vâng, sự gặp gỡ của thánh Phanxicô là sự gặp gỡ do Chúa Thánh Linh tác động, sự gặp gỡ đem lại vinh danh cho Thiên Chúa và mưu ích cho các Linh Hồn. Còn gì vui hơn, còn gì sánh bằng đây!

Ngày nay, thánh Phanxicô được Giáo hội tôn phong là Đấng Bảo trợ Truyền giáo Phương Đông (năm 1748), Đấng Bảo trợ Công cuộc Truyền Bá Đức Tin (năm 1904), và là Đấng Bảo trợ Các Xứ Truyền Giáo (năm 1927).

Kính thưa quý Cộng đoàn dân Chúa,

Thứ đến, một vài suy tư sống chứng nhân trong bối cảnh hiện nay:

Bài Tin Mừng của Thánh lễ hôm nay rõ ràng mời gọi chúng ta rao giảng Tin Mừng: „Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, rao giảng Tin Mừng cho mọi lòai thọ tạo“ (Mc 16,15). Mệnh lệnh truyền giáo này là di chúc của Đức Giêsu gửi đến tất cả các tông đồ và tất cả chúng ta.

Ngày xưa, Thánh Phanxicô Xavier đã quảng đại đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu khi ngài rao giảng khắp thế giới từ Châu Âu cho đến Ấn Độ, từ Srilanka cho tới Nhật Bản để loan báo Chúa Kitô. Ngài đã chết ở cửa ngõ vào Trung Quốc, mà lòng vẫn bừng cháy nỗi đam mê làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Ngài đã để lại cho Giáo hội không chỉ một gương mẫu truyền giáo mà con là “Hoa thơm quả ngọt”. Đặc biệt tại Nhật Bản Thánh Nhân đã để lại “Hoa thơm quả ngọt” do chính tay Ngài vun trồng là 188 vị tử đạo, mà ngày 24 tháng 11vừa qua đã được Giáo hội nhắc lên bậc chân phước.

Còn chúng ta, chúng ta có dám lên đường sống chứng nhân cho Chúa không? Đem Tin Mừng của Chúa đến cho muôn dân muôn nước không? Hay là chúng ta chỉ dậm chân tại chỗ: rồi lên án, chia rẽ tình đoàn kết, sống thiếu bác ái với anh chị em xung quanh mình. Xem người khác là kẻ thù, là “cái rác” trong mắt mình. Như vậy, chúng ta đã sống đúng nghĩa với chứng nhân truyền giáo chưa?

Thiết nghĩ, ngày hôm nay, chúng ta không chỉ đi xa mới truyền giáo được mà ngay ở trong quê hương của mình, nơi chúng ta đang sống cũng có thể truyền giáo tốt. Vì Truyền giáo là yêu thương, là bác ái, là huynh đệ. Chúng ta truyền giáo ở trong gia đình của mình: Vợ nên vợ, chồng nên chồng; dạy con cái cho có đức- lễ -nghĩa. Truyền giáo nơi bạn bè sớm hôm chúng ta có thể gặp nhau; nơi công sở cùng làm việc với nhau. Truyền giáo trong cộng đoàn nhỏ bé của chúng ta: biết yêu thương đoàn kết, đem tình thương và lấy đức bác ái sửa bảo cho nhau; cùng nhau sống lời Chúa mỗi ngày để Cộng đoàn chúng ta trở thành cộng đoàn yêu thương, bác ái, huynh đệ, luôn có Chúa hiện diện và thúc đẩy. Như thế, chúng ta đã sống truyền giáo rồi, đang trở nên “thánh Phanxicô Xavier thứ hai” ở thời đại hôm nay rồi.

Ngày xưa thánh Phanxicô Xavier đã hiểu rõ Lời Chúa qua miệng thánh Ignatiô: “Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì người ta nào có lợi gì” (Mc 8,37). Lời quả quyết này thấm sâu vào tâm hồn ngài và khiến ngài thay đổi hoàn toàn đời sống. Như thế, chúng ta có thể tự hỏi mình: Tất cả mọi kho tàng đời sống hôm nay có ích lợi gì nếu chúng ta quên đi cái chính yếu? Thành công, vinh quang, chiến thắng hay những tràng pháo tay, có ích gì nếu chúng ta không gặp được Thiên Chúa: “Đấng là Alpha và Ômêga, là nguyên thủy và là tận cùng cứu cánh”. Tất cả những thứ đó sẽ là cuộc thất bại thê thảm của cuộc đời chúng ta. Thánh Phanxicô Xavier đã hiểu rất rõ giá trị linh hồn của mình cũng như của người khác đến nỗi ngài đặt Chúa Giêsu vào trung tâm điểm đời sống của ngài và trở nên động lực cho lòng nhiệt thành tông đồ của ngài.

Ước gì tâm hồn chúng ta cũng bừng cháy lên lòng nhiệt thành truyền giáo như vậy. Nhưng Chúa không đòi hỏi chúng ta làm điều gì khác thường. Ngài muốn chúng ta sống bác ái, yêu thương trong gia đình, nơi sở làm, với bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng. Chúa muốn chúng ta trở nên muối đất, men trong bột, ánh sáng cho trần gian để chiếu sáng xã hội và làm cho xã hội nên tốt hơn, nhân ái hơn, công bằng hơn. Chúa Giêsu muốn chúng ta trở nên những chứng nhân can đảm cho mầu nhiệm của Người và Tin Mừng của Người ở nơi chúng ta đang sống.

Vậy, thưa anh chị em, tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh và truyền giáo. Nhưng tôi nghĩ, sẽ không có truyền giáo đúng nghĩa nếu không biết yêu thương. Tình yêu thương của ta là phương thế truyền giáo hữu hiệu, vì nhân loại luôn luôn cần đến tình yêu thương này. Ta không thể nói với ai, rao giảng cho ai về tình yêu mà bản thân ta không hề biết yêu thương. Đó là sự mâu thuẫn lớn mà ta phải trút bỏ đi. Nếu ta không biết yêu thương thì cũng không thể truyền giáo. Ngược lại, ta có một đời sống yêu thương thật sự, tử tế, vui vẻ với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác, tự bản thân nó đã chứng minh ta là người công giáo và ta đang sống chứng nhân truyền giáo trong bối cảnh hôm nay.

Xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ, thánh Quan Thầy của chúng ta, các Thành Tử Đạo VN và giúp chúng ta hoàn thành mệnh lệnh truyền giáo của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loàii thọ tạo” Amen.

Phêrô Nguyễn Trọng Đường, SVD

07.12.2008

Wir nutzen Cookies auf unserer Website. Einige von ihnen sind essenziell für den Betrieb der Seite, während andere uns helfen, diese Website und die Nutzererfahrung zu verbessern (Tracking Cookies). Sie können selbst entscheiden, ob Sie die Cookies zulassen möchten. Bitte beachten Sie, dass bei einer Ablehnung womöglich nicht mehr alle Funktionalitäten der Seite zur Verfügung stehen.