Offcanvas Section

You can publish whatever you want in the Offcanvas Section. It can be any module or particle.

By default, the available module positions are offcanvas-a and offcanvas-b but you can add as many module positions as you want from the Layout Manager.

You can also add the hidden-phone module class suffix to your modules so they do not appear in the Offcanvas Section when the site is loaded on a mobile device.

Thánh Gioan bảo vệ việc tôn kính ảnh tượng thánh. Sự thánh thiện của ngài được tỏ lộ qua các bài giảng cũng như văn bản nhằm phục vụ Thiên Chúa.

Hầu như toàn thể cuộc đời của Thánh Gioan là sống trong tu viện St. Sabas, gần Giêrusalem, và dưới chế độ của Hồi Giáo. Theo các sử gia, khi Damascus rơi vào tay người Ả Rập, thì tổ tiên của Thánh Gioan là những người duy nhất còn trung thành với đức tin Kitô Giáo và họ được làm việc trong toà án để giúp vua Hồi Giáo áp dụng luật lệ Kitô Giáo đối với các Kitô Hữu. Sau khi được giáo dục về thần học và kinh điển, Thánh Gioan theo cha ngài giữ một chức vụ trong chính quyền của người Ả Rập. Vài năm sau, ngài từ chức và gia nhập tu viện St. Sabas.

Ngài nổi tiếng trong ba lãnh vực. Thứ nhất, về các văn bản của ngài chống với những người không muốn tôn kính ảnh tượng thánh (iconoclast). Thật ngược đời, chính hoàng đế Leo của người Kitô Giáo Ðông Phương đã cấm việc tôn kính này, và vì Thánh Gioan sống trong lãnh thổ của người Hồi Giáo nên không ai làm gì được. Thứ hai, ngài nổi tiếng về luận án, Luận Về Ðức Tin Chính Thống, một tổng hợp các văn bản của Giáo Phụ Hy Lạp (mà ngài là người sau cùng). Người ta nói quyển sách này làm nền tảng cho tư tưởng Ðông Phương cũng giống như cuốn Tổng Luận (Summa) của Thánh Aquinas làm nền tảng cho Tây Phương. Thứ ba, ngài là một thi sĩ nổi tiếng, là một trong hai đại thi hào của Giáo Hội Ðông Phương. Ngài rất sùng kính Ðức Mẹ và các bài giảng của ngài về Ðức Mẹ cũng rất nổi tiếng.

Ðức Kitô hỏi, "Có lợi ích gì nếu được cả thế gian mà mất sự sống?" (Mt. 16:26a). Câu hỏi trên đã trở thành lời tâm niệm của một giáo sư triết trẻ tuổi, với một tương lai đầy hứa hẹn trong giới kinh viện mà sự thành công, uy tín và vinh dự đang chờ đón.

Vào lúc đó, Phanxicô Xaviê mới 24 tuổi, đang sinh sống và giảng dạy ở kinh thành Balê. Ngài không thay đổi ngay lập tức khi nghe những lời ấy, nhưng tất cả là nhờ ở người bạn tốt, Cha Ignatius ở Loyola, đã liên lỉ thuyết phục và sau cùng đã chiếm được người thanh niên ấy cho Ðức Kitô. Sau đó, Phanxicô tập luyện đời sống tâm linh dưới sự hướng dẫn của Cha Ignatius, và năm 1534 ngài gia nhập cộng đoàn nhỏ bé của Cha Ignatius (là Dòng Tên thời tiên khởi). Tại Montmartre, các ngài khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và hoạt động tông đồ dưới sự hướng dẫn của đức giáo hoàng.

Từ Venice, là nơi ngài thụ phong linh mục năm 1537, Cha Phanxicô Xaviê đến Lisbon và từ đó ngài dong buồm đến Ấn Ðộ, cập bến làng Goa ở bờ biển phía tây nước Ấn. Trong vòng 10 năm tiếp đó, ngài đã tích cực hoạt động để đem đức tin đến cho rất nhiều dân tộc, trong đó có người Ấn Ðộ, Mã Lai và Nhật Bản.

Chân Phước Rafal Chylin'ski nổi tiếng và có sức thu hút mọi tần lớp xã hội về sự đơn sơ, các bài giảng bộc trực, sự độ lượng cũng như sự siêng năng giải tội.

Sinh ở Buk trong tỉnh Poznan, Ba Lan, ngay từ nhỏ cậu Melchior đã cho thấy những dấu hiệu thánh thiện, và mọi người trong gia đình thường gọi cậu là "thầy nhỏ." Sau khi học xong ở trường của các cha Dòng Tên ở Poznan, Melchior gia nhập đoàn kỵ binh, và chỉ trong vòng ba năm, ngài đã được lên chức chỉ huy.

Vào năm 1715, trái với sự khuyên lơn của các sĩ quan đồng đội, Melchior gia nhập dòng Phanxicô ở Krakow, lấy tên là Rafal, và hai năm sau đó ngài được thụ phong linh mục. Sau khi thi hành mục vụ trong chín thành phố, ngài trở về Lagiewniki (thuộc miền trung Ba Lan), là nơi ngài sống 13 năm còn lại trong quãng đời ngắn ngủi, không kể đề án 20 tháng chăm sóc nạn nhân lũ lụt và bệnh dịch ở Warsaw. Ở những nơi đặt chân đến, ngài đều nổi tiếng về sự đơn sơ, các bài giảng bộc trực, sự độ lượng cũng như sự siêng năng giải tội. Người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội đều bị thu hút bởi lối sống đầy hy sinh trong thiên chức linh mục của ngài.

"Ðôi tay để làm việc, trái tim để dâng cho Chúa."

Thánh Mary Joseph sinh ở làng ven biển Albissola, nước Ý, trong một gia đình Công Giáo đông con. Ngay từ khi còn nhỏ, ngài đã có ý định đi tu, nhưng dù lòng khao khát ấy mãnh liệt đến đâu đi nữa, ngài đã bị từ chối chỉ vì quá nghèo, không có của hồi môn. Ðôi vợ chồng đạo đức nhưng hiếm muộn mà ngài giúp việc trong bảy năm, lẽ ra đã có thể giúp ngài thể hiện giấc mơ ấy, nhưng họ không muốn làm như vậy chỉ vì quá yêu quý thánh nữ và họ muốn nhận ngài làm con nuôi.

Nhưng Thiên Chúa Quan Phòng đã can thiệp qua vị giám mục địa phương, là người biết đến tài dạy giáo lý của thánh nữ, nên đã cung cấp cho ngài và các cô dạy giáo lý một ngôi nhà để làm lớp học. Từ một khởi đầu khiêm tốn ấy đã phát triển thành tu hội Nữ Tử của Ðấng Nhân Hậu vào năm 1837.

Vài năm sau, nhóm phụ nữ đạo đức ấy tuyên khấn, và Mary Joseph làm bề trên của tu hội ấy trong 40 năm, ngài đặt cộng đoàn dưới sự bảo trợ của Ðức Mẹ Từ Bi và Thánh Giuse. Câu nói thời danh của thánh nữ là, "Ðôi tay để làm việc, trái tim để dâng cho Chúa."

Ngài muốn cảm nghiệm cay đắng của ngài khi còn nhỏ sẽ không cản trở các thiếu nữ muốn dâng mình cho Chúa. Do đó, bất cứ thiếu nữ nào cũng được nhận vào cộng đoàn của ngài mà không cần của hồi môn.

Các nữ tu nào bị đau yếu đều cảm nhận sự chăm sóc đặc biệt của ngài, như được bày tỏ trong lời nói sau đây: "Qua sự kiên nhẫn, sự đau khổ và lời cầu nguyện của họ, toàn thể cộng đoàn này đã sống còn cho đến ngày nay, nhờ bởi họ luôn luôn tìm kiếm và đạt được những ơn sủng cho chúng ta từ Cha Nhân Lành."

Sơ Mary Joseph từ trần vào tháng Mười Hai năm 1880 và được phong thánh năm 1949.

(Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)

Thánh Anrê được đích thân Ðức Giêsu mời gọi để loan truyền Tin Mừng, để chữa lành nhờ quyền năng của Ðức Giêsu cũng như để chia sẻ sự sống và sự chết của Người.

Thánh Anrê là anh của Thánh Phêrô, và cả hai được Chúa Giêsu gọi cùng một lúc. "Khi Ðức Giêsu đi trên bờ biển Galilee, Người trông thấy hai anh em, ông Simon mà bây giờ gọi là Phêrô, và anh của ông là Anrê, đang quăng lưới xuống biển; họ là các ngư dân. Người nói với họ, 'Hãy đến theo tôi, và tôi sẽ làm cho các anh trở thành kẻ lưới người.' Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người" (Mt 4:18-20).

Thánh Sử Gioan mô tả Thánh Anrê như một môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Một ngày kia, khi Ðức Giêsu đi ngang qua, Gioan Tẩy Giả nói, "Ðây là Chiên Thiên Chúa." Anrê và các môn đệ khác đi theo Ðức Giêsu. "Ðức Giêsu quay lại và thấy họ đi theo mình, Người hỏi, 'Các anh muốn tìm gì?' Họ trả lời, 'Thưa Thầy, Thầy ở đâu?' Ngài nói, 'Hãy đến, và các anh sẽ thấy.' Bởi đó họ đi theo và đã thấy nơi Người cư ngụ, và họ ở với Người cả ngày hôm ấy" (Gioan 1:38-39a).

Thánh Gioan đến Trung Hoa, tượng trưng cho niềm khao khát của Giáo Hội muốn loan truyền Tin Mừng đến một nền văn hóa mới và sẽ được phong phú bởi nền văn hóa ấy.

Vào lúc Giáo Hội dính líu vào những cuộc xung đột giữa các quốc gia ở Âu Châu, thì đó cũng là lúc Giáo Hội đến với Á Châu để loan truyền Tin Mừng của Ðức Kitô cho người Mông Cổ. Thánh Gioan ở Monte Corvino đến Trung Hoa vào khoảng thời gian khi Marco Polo chuẩn bị rời khỏi đây.

Trước khi là một tu sĩ, Thánh Gioan đã từng là một quân nhân, một quan tòa và một bác sĩ. Vào năm 1278, trước khi đến Tabriz, Persio (ngày nay là Iran), ngài đã nổi tiếng về rao giảng và giáo dục. Năm 1291, ngài là đại diện cho Ðức Giáo Hoàng Nicholas IV để đến Mông Cổ bệ kiến vua Kublai Khan. Trong chuyến đi ấy, cùng đi với ngài còn có một thương gia người Ý và một linh mục Ðaminh. Khi phái đoàn đến được phía tây Ấn Ðộ thì vị linh mục Ða Minh từ trần. Còn lại Cha Gioan và người thương gia Ý, họ đến Trung Cộng vào năm 1291 thì vừa lúc ấy Kublai Khan từ trần.

Thánh James muốn lời Chúa ăn sâu trong tâm hồn của người nghe. Lời giảng của ngài là để chuẩn bị mảnh đất tâm hồn, bằng cách lấy đi những sỏi đá và lầm mềm lòng những cuộc đời đã khô cằn vì tội lỗi.

Thánh James sinh ở Marche thuộc tỉnh Ancona miền trung nước Ý, dọc theo bờ biển Adriatic. Sau khi lấy tiến sĩ giáo luật và dân luật tại Ðại Học Perugia, ngài gia nhập dòng Phanxicô và bắt đầu một cuộc sống thật khắc khổ. Ngài ăn chay chín tháng trong một năm, và mỗi đêm chỉ ngủ có ba tiếng. Ngài hãm mình đến độ Thánh Bernardine ở Siena phải bảo ngài giảm bớt lại.

Thánh James học thần học với Thánh John ở Capistrano. Ðược thụ phong linh mục năm 1420, Thánh James bắt đầu cuộc đời rao giảng và bởi đó ngài đã đi khắp nước Ý cũng như đến 13 quốc gia thuộc Trung và Ðông Âu Châu. Sự hăng say của ngài đã giúp nhiều người trở lại đạo (người ta ước lượng khoảng 250,000 người), và giúp lan tràn việc sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu. Bài giảng của ngài thúc giục giáo dân cải thiện đời sống, và nhiều thanh niên gia nhập dòng Phanxicô vì sự ảnh hưởng của ngài.

Thánh Francesco là người bạn tốt của người nghèo, ngài không bao giờ do dự tìm đến các ân nhân một khi có nhu cầu cho người nghèo. Khi ngài từ trần ở Lucera, các trẻ em chạy khắp đường phố và la lớn, "Ông thánh chết rồi! Ông thánh chết rồi!"

Sinh ở Lucera (miền nam nước Ý), Francesco gia nhập dòng Phanxicô năm 1695. Mười năm sau khi được chịu chức linh mục, ngài dạy triết cho các đệ tử, làm quản lý nhà dòng và sau đó làm bề trên. Khi nhiệm kỳ chấm dứt, ngài làm giám đốc đệ tử viện và sau cùng trông coi một giáo xứ trong vùng.

Trong các công việc, ngài là một người nhân từ, đạo đức và hãm mình. Ngài được người ta tìm đến để xưng tội và nghe giảng. Một trong những nhân chứng cho việc phong thánh của ngài xác nhận, "Trong bài giảng, ngài nói một cách bình thường, nhưng tâm hồn tràn ngập tình yêu Thiên Chúa và tha nhân; như được Chúa Thánh Thần nung đốt, ngài đưa ra các lời lẽ cũng như hành động trong Phúc Âm, khích động người nghe và thúc giục họ ăn năn sám hối." Thánh Francesco còn là người bạn tốt của người nghèo, ngài không bao giờ do dự tìm đến các ân nhân một khi có nhu cầu cho người nghèo.

Khi ngài từ trần ở Lucera, các trẻ em chạy khắp đường phố và la lớn, "Ông thánh chết rồi! Ông thánh chết rồi!"

Francesco được phong thánh năm 1986.

"Nếu vào lúc tôi chết, Thiên Chúa khiển trách tôi vì quá nhân từ với kẻ tội lỗi, tôi sẽ thưa, 'Lạy Chúa Giêsu, nếu nhân từ với kẻ tội lỗi là một sai lầm thì đó là sự sai lầm con học được từ Ngài, vì Chúa không bao giờ khiển trách bất cứ ai đến với Ngài để xin được thương xót" (Leonard Maurice)

Thánh Leonard, người được Thánh Alphonsus Liguori gọi là "nhà truyền giáo vĩ đại của thế kỷ 18", cũng là một tu sĩ Phanxicô cố gắng đến truyền giáo ở Trung Cộng nhưng thất bại, và ngài đã thành công lớn trong một số công việc khác.

Cha của Leonard là một thuyền trưởng mà gia đình sinh sống ở cảng Maurice nằm về phía đông bắc của bờ biển nước Ý. Vào lúc 13 tuổi, Leonard đến Rôma sống với người chú là Agostino và học tại trường Roman College. Leonard là một sinh viên giỏi mà cha mẹ muốn ngài theo đuổi ngành y khoa. Tuy nhiên, vào năm 1697, ngài gia nhập dòng Phanxicô, trái với sự chống đối quyết liệt của người chú.

Sau khi thụ phong linh mục, Leonard bị mắc bệnh lao và được gửi về nhà để tĩnh dưỡng hoặc chờ chết. Ngài hứa rằng nếu được khỏi bệnh ngài sẽ tận hiến cho việc truyền giáo và hoán cải kẻ tội lỗi. Không bao lâu, ngài được lành bệnh và bắt đầu quãng đời 40 năm tận tụy rao giảng trong các cuộc tĩnh tâm, trong mùa Chay và trong các cuộc canh tân giáo xứ (tuần đại phúc) trên toàn nước Ý. Cuộc tĩnh tâm thường kéo dài từ 15 đến 18 ngày và ngài thường ở lại thêm một tuần nữa để giải tội.

Thánh Columban đến nước Pháp để truyền giáo cùng với 12 người bạn. Các ngài được dân chúng quý trọng vì sự hăng say rao giảng, làm việc tông đồ, và luôn tuân giữ lời khấn bác ái.

Thánh Columban là nhà truyền giáo nổi tiếng người Ái Nhĩ Lan, hoạt động ở Âu Châu. Khi còn là thanh niên, ngài bị đau khổ dữ dội vì sự cám dỗ của xác thịt, ngài phải xin sự cố vấn của một bà đạo đức sống ẩn tu lâu năm. Qua lời khuyên bảo của bà, ngài nhìn thấy ơn gọi của mình. Ðầu tiên ngài là một tu sĩ trên đảo Lough Erne, sau đó ngài theo học tại tu viện Bangor.

Sau nhiều năm sống tách biệt để cầu nguyện, ngài đến xứ Gaul (nước Pháp bây giờ) để truyền giáo cùng với 12 người bạn. Các ngài được dân chúng quý trọng vì sự hăng say rao giảng, làm việc tông đồ, và luôn tuân giữ lời khấn bác ái, trong khi tu sĩ thời ấy thì lười biếng và dân chúng luôn luôn xung đột. Thánh Columban thiết lập vài tu viện ở Âu Châu mà sau này trở thành các trung tâm tôn giáo và văn hóa.

Như mọi vị thánh khác, ngài cũng bị chống đối. Cuối cùng ngài phải cầu khẩn đến đức giáo hoàng để chống với cáo buộc của các giám mục người Pháp, nhằm minh xác điều ngài giảng dạy là chân thật và chấp thuận các tục lệ của Ái Nhĩ Lan. Ngài khiển trách nhà vua về đời sống dâm loạn của ông dù đã thành hôn. Do đó, thánh nhân đã bị trục xuất trở về Ái Nhĩ Lan. Vì bão lớn, tầu của ngài bị mắc cạn, và ngài lại tiếp tục công việc truyền giáo ở Âu Châu, sau cùng ngài đến nước Ý, là nơi ngài được tiếp đón ân cần bởi ông vua của người Lombard. Trong những năm cuối đời, ngài thiết lập một tu viện nổi tiếng ở Bobbio, và cũng là nơi ngài từ trần. Các văn tự ngài để lại gồm một luận án về sự ăn năn sám hối và các văn bản chống với bè rối Arian, các bài giảng, thi ca và quy luật tu viện.

Wir nutzen Cookies auf unserer Website. Einige von ihnen sind essenziell für den Betrieb der Seite, während andere uns helfen, diese Website und die Nutzererfahrung zu verbessern (Tracking Cookies). Sie können selbst entscheiden, ob Sie die Cookies zulassen möchten. Bitte beachten Sie, dass bei einer Ablehnung womöglich nicht mehr alle Funktionalitäten der Seite zur Verfügung stehen.