Offcanvas Section

You can publish whatever you want in the Offcanvas Section. It can be any module or particle.

By default, the available module positions are offcanvas-a and offcanvas-b but you can add as many module positions as you want from the Layout Manager.

You can also add the hidden-phone module class suffix to your modules so they do not appear in the Offcanvas Section when the site is loaded on a mobile device.

 Thánh Anrê Dũng Lạc và Các Bạn

Có đến ba lần bắt đạo cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19. Kể từ năm 1820, trong sáu thập niên, có khoảng 100,000 đến 300,000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bị đầy ải.

Thánh Anrê Dũng Lạc là một trong 117 vị tử đạo ở Việt Nam trong những năm từ 1820 đến 1862. Các ngài được phong chân phước làm bốn đợt, từ 1900 đến 1951. Sau cùng, các ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh vào năm 1988.

Kitô Giáo được người Bồ Ðào Nha đưa vào Việt Nam qua ba triều đại. Vào năm 1615, các linh mục dòng Tên mở khu hội truyền giáo đầu tiên ở Ðà Nẵng. Ở đây các cha coi sóc các người Công Giáo Nhật Bản bị tống ra khỏi nước.

Vua chúa thời ấy cấm các nhà truyền giáo ngoại quốc không được du nhập vào Việt Nam và họ dụ dỗ người Việt chối đạo bằng cách bước qua thập giá. Giống như thời kỳ cấm đạo ở bên Anh, các linh mục ở Việt Nam cũng phải trốn tránh trong nhà của giáo dân.

Có đến ba lần bắt đạo cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19. Kể từ năm 1820, trong sáu thập niên, có khoảng 100,000 đến 300,000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bị đầy ải. Trong đợt bách hại đầu tiên các nhà truyền giáo ngoại quốc gồm các linh mục của Tu Hội Thừa Sai Ba Lê, cũng như các linh mục Ða Minh người Tây Ban Nha và các người dòng ba.

Vào năm 1847 xảy ra cuộc bách hại lần thứ hai, khi nhà vua nghi ngờ các vị thừa sai và giáo dân Việt Nam đồng loã với lực lượng phản loạn để giết các con trai của vua.

Mặc dù ngày lễ không có căn bản lịch sử mà lại nó nói lên một chân lý về Ðức Maria: Ngay từ lúc đầu đời, ngài đã được dâng hiến cho Thiên Chúa.

Ngày lễ dâng Ðức Maria được cử hành ở Giêrusalem từ thế kỷ thứ sáu, và một nhà thờ được xây cất ở đây để kính nhớ. Giáo Hội Ðông Phương rất tha thiết với ngày lễ này, trong khi Giáo Hội Tây Phương chỉ mừng lễ này vào thế kỷ 11. Sau đó, có quãng thời gian không thấy ngày lễ này trong niên lịch phụng vụ, và mãi cho đến thế kỷ 16, lễ này mới được chính thức đưa vào lịch Giáo Hội.

Như sự sinh hạ của Ðức Maria, chúng ta biết về việc dâng Ðức Maria vào đền thờ cũng qua các văn bản được gọi là ngụy thư. Trong một văn bản không có giá trị lịch sử là Tin Mừng Tiên Khởi của Giacôbê cho chúng ta biết, khi Ðức Maria lên ba tuổi, Thánh Anna và Thánh Gioankim đã lên Ðền Thánh để dâng ngài cho Thiên Chúa. Ðiều này được thực hiện là vì một lời hứa với Thiên Chúa của Thánh Anna khi ngài còn hiếm muộn.

Mặc dù không có giá trị lịch sử, việc dâng Ðức Maria vào đền thánh mang ý nghĩa thần học quan trọng. Ngày lễ này được coi như tiếp nối lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội và lễ sinh nhật của Ðức Maria. Nó nói lên sự thánh thiện được trao ban cho Ðức Maria từ lúc lọt lòng, qua thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

Phải qua nhiều năm thì Sơ Maria mới biết cách phục vụ Thiên Chúa tốt nhất.

Ngài tên thật là Helene de Chappotin de Neuville, xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Nantes, nước Pháp. Năm 1860 ngài gia nhập dòng Thánh Clara Khó Nghèo, nhưng chỉ được một năm ngài phải từ giã nhà dòng vì lý do sức khoẻ.

Khát khao tận hiến cho Thiên Chúa vẫn âm ỉ trong lòng, do đó vào năm 1864, ngài lại gia nhập dòng các Nữ Tu của Ðức Maria Ðền Bù Tội Lỗi và lấy tên là Sơ Maria của Sự Thống Khổ. Từ 1865 đến 1876, ngài làm việc trong các trung tâm truyền giáo Madura ở Ấn Ðộ. Năm 1877 ngài thành lập Trung Tâm Truyền Giáo Ðức Maria, mà sau này vào năm 1882, trung tâm ấy trở thành cộng đoàn Các Nhà Thừa Sai Phanxicô của Ðức Maria khi ngài lấy quy luật Dòng Ba Phanxicô mà áp dụng cho cộng đoàn.

Trong cuộc Nổi Dậy của các Võ Sĩ vào năm 1900, bảy thành viên của cộng đoàn của ngài được phúc tử đạo. Ngoài việc chăm sóc các người bị bệnh cùi, cộng đoàn của ngài còn hoạt động trong các lãnh vực giáo dục, công ích xã hội và dạy giáo lý.

Tiến trình phong thánh cho ngài đang được xúc tiến ở Rôma.

Lời Bàn

Nhiệm vụ nào mà Thiên Chúa muốn Sơ Maria gánh vác? Có phải Ngài muốn sơ phải thi hành công việc giống như các nữ tu khác? Qua sự cầu nguyện, tâm hồn sơ ngày càng thanh khiết và càng sống sát với con đường của Thiên Chúa. Chắc chắn rằng sự cầu nguyện đã giúp sơ nhìn thấy phương cách phục vụ mà trước đây ngài không nhận ra.

Lời Trích

Có lần Sơ Maria nói, "Ước chi tôi có hai đời sống: một đời sống để luôn luôn cầu nguyện, còn đời sống kia để thi hành mọi nhiệm vụ mà Thiên Chúa muốn tôi thi hành."

(Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)

Ngài đặc biệt yêu chuộng kiến trúc, nghệ thuật, và đã hoàn thành một vài tác phẩm đáng kể.

Thánh Bernward sinh trong một gia đình thuộc sắc tộc Saxon, và được người chú là Ðức Giám Mục Volkmar của Utretch nuôi dưỡng khi ngài mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

Ngài theo học trường địa phận ở Heidelburg và ở Mainz, là nơi ngài được thụ phong linh mục năm 987. Sau đó ngài làm tuyên uý cho hoàng tộc và là thầy giáo tư cho các con của hoàng đế Otto III.

Năm 993 ngài được chọn làm giám mục của Hildesheim, và đã xây dựng một tu viện và nhà thờ Thánh Micae ở đây. Ngài đặc biệt yêu chuộng kiến trúc, nghệ thuật và đã hoàn thành một vài tác phẩm đáng kể. Trong nhiều năm, ngài bất đồng ý kiến với Ðức Tổng Giám Mục Willigis của Mainz về các quyền giám mục đối với tu viện Gandersheim, nhưng sau đó Rôma đã tán thành ý kiến của ngài.

Trong những năm cuối đời, ngài là một tu sĩ dòng Biển Ðức và từ trần ngày 20 tháng 11. Ngài được phong thánh năm 1193.

Hạnh thánh tháng 11

Phụng vụ Chư Thánh

"Người ta phải trải qua sự cô độc và thực sự sống ở đó để nhận được ơn sủng của Thiên Chúa.” (Charles de Foucald)

Thánh Agnes là em ruột và là người đầu tiên theo Thánh Clara. Sau khi Clara bỏ nhà đi tu thì hai tuần sau, Agnes cũng bỏ nhà đi theo chị mình. Gia đình các ngài tìm cách ép buộc đưa Agnes về. Họ cố lôi ngài ra khỏi tu viện, nhưng thật lạ lùng thân thể của ngài bỗng dưng nặng chĩu khiến vài người đàn ông cũng không thể nhấc nổi. Người chú của ngài là Monaldo định đánh ngài nhưng bỗng dưng ông bị tê liệt. Sau đó họ phải để cho các ngài yên.

Agnes không thua gì người chị của mình trong việc cầu nguyện và hy sinh hãm mình trong thời gian ở San Damiano. Năm 1221, một nhóm nữ tu dòng Biển Ðức ở Monticelli (gần Florence) xin được trở thành các nữ tu Clara Nghèo Hèn. Thánh Phanxicô gửi Agnes đến làm tu viện trưởng của tu viện này. Sau khi thiết lập các tu viện Clara Nghèo Hèn ở vùng bắc nước Ý, Agnes được gọi về San Damiano năm 1253, khi Clara sắp sửa từ trần.

Ba tháng sau khi Clara từ trần, Agnes cũng đi theo chị mình.

Thánh Agnes được phong thánh năm 1753.

Thập giá đích thực là thập giá mà chúng ta không tự chọn cho mình... Người có được Ðức Giêsu là có được tất cả" (Thánh Rose Philippine Duchesne).

Sinh ở Grenoble, nước Pháp, trong một gia đình giầu có, Philippine hấp thụ năng khiếu chính trị từ người cha và nơi người mẹ ngài học được sự thương yêu người nghèo. Về tính tình, chính yếu ngài là một người cương quyết với ý chí bất khuất, mà sau này tính khí ấy đã giúp ngài trở nên thánh thiện. Ngài gia nhập tu viện năm 19 tuổi, mà không nói với cha mẹ một lời, và dù gia đình có chống đối, ngài vẫn cương quyết đi tu. Khi cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ, tu viện phải đóng cửa, ngài quay sang chăm sóc người nghèo và người đau yếu, mở lớp dạy các trẻ bụi đời và liều mình giúp đỡ các linh mục đang hoạt động âm thầm.

Khi tình thế lắng dịu, chính ngài thuê lại tu viện cũ, đã đổ nát vì chiến tranh, cốt để làm sống lại sinh hoạt nhà dòng. Chiến tranh đã tàn phá không chỉ vật chất mà còn ảnh hưởng đến đời sống tâm linh. Nhà dòng chỉ còn lại bốn nữ tu. Sau đó họ gia nhập Tu Hội Thánh Tâm mới được thành lập, mà vị bề trên trẻ tuổi, Thánh Madeleine Sophie Barat, trở nên một người bạn trong suốt cuộc đời của sơ Philippine. Một thời gian ngắn sau đó, sơ Philippine làm bề trên nhà dòng và làm hiệu trưởng một trường học. Nhưng mơ ước của ngài ngay từ khi còn nhỏ, lúc được nghe biết về công cuộc truyền giáo ở Louisiana, là sang Hoa Kỳ phục vụ người da đỏ. Ngài thực hiện tham vọng này khi 49 tuổi.

Cùng với bốn nữ tu, ngài lênh đênh trên biển 11 tuần lễ để đến New Orleans, và sau đó họ phải xuôi giòng Mississippi thêm bảy tuần lễ nữa để đến St. Louis. Ðến nơi, ngài chỉ gặp toàn thất vọng. Ðức giám mục địa phương không có chỗ cho các sơ tá túc để hoạt động cho người thổ dân Hoa Kỳ. Thay vào đó, đức cha lại sai các sơ đến một nơi mà ngài gọi là "làng hẻo lánh nhất Hoa Kỳ," đó là St. Charles, Missouri. Tuy nhiên, với bản tính dũng cảm, sơ Philippine đã thiết lập trường học miễn phí đầu tiên cho các thiếu nữ ở vùng tả ngạn sông Mississippi.

Tuy cuộc đời thật ngắn ngủi, nhưng lòng thương yêu của Thánh Elizabeth dành cho người nghèo và người đau khổ thật lớn lao đến nỗi ngài được Giáo Hội đặt làm quan thầy của các tổ chức bác ái Công Giáo và của Dòng Ba Phanxicô.

Là con gái của vua Hung Gia Lợi, thay vì chọn một đời sống xa hoa nhàn hạ, Thánh Elizabeth đã đi theo con đường khổ hạnh và hãm mình. Quyết định đó đã để lại trong tâm khảm của bao người dân Âu Châu niềm cảm mến sâu xa.

Khi lên 14 tuổi, ngài kết hôn với ông Louis ở Thuringia (một quận chúa của Ðức), là người mà ngài rất yêu mến, và có được ba mặt con. Dưới sự linh hướng của các tu sĩ Phanxicô, ngài sống đời cầu nguyện, hy sinh và phục vụ người nghèo cũng như người đau yếu. Không những thế, ngài còn muốn trở nên một người nghèo thực sự qua cách ăn mặc thật đơn sơ. Mỗi ngày, ngài phân phát thực phẩm cho hàng trăm người nghèo trong vùng mà lúc nào cũng đầy nghẹt trước cửa nhà.

Sau sáu năm thành hôn, ngài thật đau khổ khi nghe tin chồng tử trận trong cuộc Thập Tự Chinh. Buồn hơn nữa, gia đình nhà chồng lại coi ngài là người hoang phí tiền bạc của hoàng gia nên đã đối xử với ngài thật thậm tệ, và sau cùng họ đã tống ngài ra khỏi hoàng cung. Nhưng sau cuộc thập tự chinh, những người thân thuộc bên chồng trở về đã phục hồi quyền lợi cho ngài, vì con trai của ngài là người thừa kế chính thức.

Vào năm 1229, ngài gia nhập dòng Ba Phanxicô, và dùng quãng đời còn lại để chăm sóc người nghèo trong một bệnh viện mà ngài đã thiết lập để vinh danh Thánh Phanxicô. Sức khỏe của ngài ngày càng sa sút, và sau cùng ngài đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày sinh nhật thứ 24, năm 1231. Vì sự nổi tiếng về nhân đức của ngài nên chỉ bốn năm sau ngài đã được phong thánh.

Thánh Margaret ở Tô Cách Lan quả thật là một phụ nữ tự do - tự do để yêu mến Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.

Margaret không phải là người Tô Cách Lan. Ngài là con gái của Công Chúa Agatha Hung Gia Lợi và Thái Tử Edward Atheling của Anglo-Saxon. Thời niên thiếu, ngài sống trong triều đình của người bác là Edward, vua nước Anh, người bảo vệ đức tin. Khi bị William xâm chiếm, trên đường chạy trốn, gia tộc ngài bị đắm tầu ở bờ biển Tô Cách Lan. Vua Malcolm của Tô Cách Lan làm quen với hoàng tộc này và ông đã say mê sự duyên dáng cũng như vẻ đẹp của Margaret. Và họ đã kết hôn ở lâu đài Dunfermline năm 1070.

Vua Malcolm là người tốt bụng, nhưng cộc cằn và không có học thức, cũng giống như quê hương của ông. Vì tình yêu của Malcolm dành cho Margaret mà bà có thể thay đổi tính tình nóng nẩy của ông, cũng như chỉ bảo cách đối xử và giúp ông trở nên một vị vua nhân đức. Bà đã biến triều đình thành một nơi lịch thiệp và mỹ miều. Ông đã để mọi việc trong nước cho bà quản trị và thường hỏi ý của bà khi có vấn đề quốc sự.

Margaret là một ơn huệ Chúa ban cho người dân Tô Cách Lan. Trước khi bà đến đây, có rất nhiều người dốt nát và nhiều hủ tục trong nước. Bà tìm cách cải tiến quê hương chồng bằng cách cổ võ việc giáo dục và nghệ thuật. Về cải cách tôn giáo, bà khích lệ tổ chức các thượng hội đồng và đích thân tham dự các buổi thảo luận nhằm chấn chỉnh những tệ đoan tôn giáo rất phổ thông thời ấy của tu sĩ cũng như giáo dân, tỉ như vấn đề buôn thần bán thánh, cho vay lời cắt cổ và loạn luân. Cùng với đức lang quân, bà xây dựng nhiều nhà thờ trong nước và chính tay bà thêu áo lễ cho các linh mục.

Margaret không chỉ là một hoàng hậu mà còn là một người mẹ gương mẫu. Thiên Chúa đã ban cho ông bà sáu con trai và hai con gái. Ðích thân bà trông coi việc giáo dục cũng như dạy giáo lý cho con. Người con út của bà sau này là Thánh David.

Khi phong thánh cho Thánh Albert, Giáo Hội đã coi sự quý trọng chân lý, bất cứ tìm thấy ở đâu, như đặc tính thánh thiện của ngài.

Thánh Albert Cả là linh mục Ða Minh người Ðức có ảnh hưởng đến lập trường dứt khoát của Giáo Hội đối với triết lý của Aristotle được du nhập vào Âu Châu do sự phát triển của Hồi Giáo.

Các sinh viên triết biết đến ngài như vị thầy của Thánh Tôma Aquinas. Sự hiểu biết về triết Aristotle của Thánh Albert tạo môi trường thích hợp cho Thánh Tôma Aquinas phát triển quan niệm tổng hợp của ngài về văn hóa Hy Lạp và thần học Kitô Giáo. Nhưng Thánh Albert vẫn xứng đáng là một học giả am tường, trung thực và cần cù.

Ngài là con cả của một lãnh chúa quyền thế và giầu có ở Ðức. Ngay từ nhỏ ngài đã nổi tiếng thông minh. Lớn lên, ngài vào trường đại học ở Padua, nước Ý, và chính ở đây ngài gia nhập dòng Ða Minh khiến gia đình thật khó chịu.

Ðời sống của Thánh Gertrude là một nhắc nhở cho chúng ta thấy tâm điểm của cuộc đời Kitô Hữu là cầu nguyện mang tính cá nhân.

Thánh Gertrude là một trong những vị thần bí nổi tiếng của thế kỷ 13. Cùng với Thánh Mechtild, thánh nữ tập luyện một đời sống tâm linh gọi là "hôn nhân huyền nhiệm", đó là ngài trở nên vị hôn thê của Ðức Kitô. Ðời sống của ngài kết hợp mật thiết với Ðức Giêsu và Thánh Tâm, từ đó dẫn đến đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thánh Gertrude sinh ở Eisleben thuộc Saxony. Khi lên năm tuổi, ngài được giao cho các nữ tu Benedictine ở Rodalsdorf chăm sóc, sau này ngài trở thành một nữ tu, và vào năm 1251 ngài làm tu viện trưởng của chính tu viện ấy.

Thánh Gertrude rất thích học hỏi. Ngài giỏi tiếng Latinh và sáng tác thơ phú dựa vào Phụng Vụ Thánh. Cuộc đời của thánh nữ, dù không có những biến động sôi nổi hay những hành động đáng kinh ngạc, nhưng sinh hoạt tinh thần của ngài thật đáng khâm phục. Ngài sống cuộc đời bí nhiệm trong tu viện, cuộc đời ẩn giấu với Ðức Kitô. Ngài nổi tiếng là người sùng kính Nhân Tính Thiêng Liêng của Ðức Giêsu trong sự Thống Khổ và trong bí tích Thánh Thể, và ngài cũng yêu mến Ðức Trinh Nữ Maria một cách đặc biệt. Thánh nữ từ trần năm 1302.

Lời Bàn

Ðời sống của Thánh Gertrude là một nhắc nhở cho chúng ta thấy tâm điểm của cuộc đời Kitô Hữu là cầu nguyện: một cách riêng tư và trong phụng vụ, một cách bình thường hay huyền nhiệm, luôn luôn có tính cách cá nhân.

(Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)

Wir nutzen Cookies auf unserer Website. Einige von ihnen sind essenziell für den Betrieb der Seite, während andere uns helfen, diese Website und die Nutzererfahrung zu verbessern (Tracking Cookies). Sie können selbst entscheiden, ob Sie die Cookies zulassen möchten. Bitte beachten Sie, dass bei einer Ablehnung womöglich nicht mehr alle Funktionalitäten der Seite zur Verfügung stehen.